Cải thiện điều kiện lao động để đạt “Năng suất cao – Thu nhập tốt”

Theo đó, Tháng Hành động về AT, VSLĐ và Tháng Công nhân năm nay tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh có sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT, VSLĐ và môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có nguy cơ tai nạn trong quá trình lao động, sản xuất. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội và ý thức tuân thủ pháp luật về AT, VSLĐ của người sử dụng lao động và người lao động.

Phó Chủ tịch UBND tỉnhThân Đức Hưởng trao quà đến các thân nhân người bị tai nạn lao động, tại Lễ phát động.

Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 30.000 công nhân lao động, phần đông làm việc ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Công nhân Cà Mau có ý thức trách nhiệm cao, chịu khó, chấp hành tốt pháp luật và kỷ luật lao động.

Tuy nhiên, lao động của tỉnh trình độ tay nghề, chuyên môn, kỹ thuật còn thấp; nhiều công nhân chưa có nhà ởổn định, cuộc sống còn khó khăn…

Cùng với công tác chăm lo cuộc sống người lao động, năm qua, Hội đồng AT, VSLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện các văn bản của Bộ, ngành Trung ương; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động về AT, VSLĐ.

Qua đó đã tổ chức 5 lớp huấn luyện AT, VSLĐ; 4 lớp huấn luyện xây dựng hệ thống quản lý công tác AT, VSLĐ với sự tham gia của 25 doanh nghiệp và hơn 400 người sử dụng lao động và người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ của Dự án 3.Thực hiện xác nhận khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cho 3 doanh nghiệp…

Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay đã xảy ra 11 vụ tai nạn lao động (khu vực có quan hệ lao động 5 vụ; khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng 6 vụ), làm 7 người chết và 4 người bị thương. Lĩnh vực xảy ra tai nạn tập trung chủ yếu là xây dựng và điện, chiếm tỷ lệ 69%.

Tại lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Chủ tịch Hội đồng AT, VSLĐ tỉnh, ôngThân Đức Hưởng nhấn mạnh: “Chúng ta cần sáng tạo, đổi mới trong tổ chức các hoạt động về AT, VSLĐ”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương, các doanh nghiệptuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về Phó Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật về công đoàn; đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác AT, VSLĐ để phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, “nói không” với rủi ro mất an toàn.

Giám đốc các doanh nghiệp và chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thường xuyên thực hiện tự kiểm tra về AT, VSLĐ; đánh giá, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; tổ chức diễn tập ứng cứu khẩn cấp, huấn luyện AT, VSLĐ.

Đồng thờinhân rộng, duy trì các mô hình, giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phù hợp, hiệu quả và lồng ghép nội dung thực hiện công tác AT, VSLĐ, thi đua sản xuất giỏi vào công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị để khuyến khích người lao động thực hiện tốt công tác AT, VSLĐ hướng tới mục tiêu năng suất cao, có thu nhập tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *