Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau Kỳ 7: Trông ra Hòn Khoai

Hòn Khoai nhìn từ ngọn hải đăng.

Từ đất liền, điểm Khai Long, Kênh 5, Rạch Thọ, mũi Cà Mau… Hòn Khoai như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển và dải đất phía Tây Nam Tổ quốc. Hòn Khoai có nhiều tên gọi khác: Đảo Giáng Tiên, hòn Độc Lập, hay đảo Poulop vào thời Pháp. Độ cao nhất tính từ đỉnh hòn so với mặt nước biển là 318m.

Một góc Bãi Nhỏ – Hòn Khoai.

Cụm đảo Hòn Khoai gồm: Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, hòn Đồi Mồi. Đảo Hòn Khoai được bao phủ bởi thảm nguyên sinh với hơn 1.400 loài cây, là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã.

Ngọn hải đăng – Hòn Khoai.

Bãi Lớn và Bãi Nhỏ là hai bãi biển tuyệt đẹp, án ngữ phía đông nam và phía bắc. Hòn Khoai được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều dòng suối nước ngọt chảy quanh năm, cung cấp nước cho chiến sĩ và ngư dân đánh bắt quanh đảo. Trên đỉnh Hòn Khoai có ngọn hải đăng do Pháp xây dựng từ năm 1920, là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam; là “mắt biển” quan trọng định hướng cho tàu thuyền qua lại.

Hòn Khoai nhìn từ bãi Khai Long.

Nơi đây còn được biết đến với cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai (ngày 13/12/1940), do thầy giáo, chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo giành thắng lợi, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. 

Hòn Đồi Mồi.

Trong định hướng phát triển du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, Hòn Khoai là một trong những tuyến du lịch sinh thái biển đảo, vui chơi giải trí mặt nước, tham quan di tích văn hóa lịch sử, kết nối với Côn Đảo và Phú Quốc tạo thành tour du lịch hấp dẫn. Tương lai không xa, cụm đảo Hòn Khoai sẽ vươn mình trở thành “hòn đảo ngọc” trên vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *