Hấp dẫn du lịch cộng đồng Cát Cát

Cát Cát là bản của người Mông, được hình thành từ giữa thế kỷ 19. Đầu thế kỷ 20, người Pháp khám phá và phát hiện nơi đây có thời tiết, đất đai thổ nhưỡng và địa hình lý tưởng nên đã chọn Cát Cát làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức thời bấy giờ. Cát Cát là một thác nước đẹp, tên tiếng Pháp là CatScat. Chính vì vậy, bản cũng lấy tên là Cát Cát (đọc chệch đi của CatScat).  

Người Mông ở bản Cát Cát chủ yếu trồng lúa trên ruộng bậc thang và phát triển các nghề thủ công truyền thống: Dệt vải, đan lát, chạm trổ bạc và rèn nông cụ… Từ khi Cát Cát trở thành khu du lịch cộng đồng, nơi đây đã phục dựng lại nhà trưng bày, giếng nước, sản phẩm thủ công truyền thống… rất tinh xảo, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người Mông được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ. 

Bản Cát Cát có lễ hội Gầu Tào – lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Mông nhằm cầu phúc, cầu mệnh cho dân bản. Bên cạnh đó, người dân địa phương còn bảo tồn được khá nhiều phong tục, tập quán độc đáo, trong đó không thể không kể đến “tục kéo vợ”.

Bản Cát Cát ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình mà còn có những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông, với tiếng khèn, tiếng đàn môi làm say đắm lòng người.

Với những nét độc đáo của một bản vùng cao Tây Bắc, Cát Cát đã trở thành điểm du lịch ấn tượng, không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến Sa Pa.

Khèn và gùi được xem là biểu tượng bản Cát Cát.

Dụng cụ lấy nước của người Mông.

Cầu tre trong bản Cát Cát luôn thu hút du khách.

Một thác nước đẹp có tên tiếng Pháp CatScat. Chính vì vậy, bản cũng lấy tên là Cát Cát (đọc chệch đi của CatScat).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *