Lễ cưới dân tộc Lào ở Tây Nguyên

Từ rất sớm, chú rể đi bắt heo, gà đem qua nhà gái để chuẩn bị cho lễ cưới. Khi tất cả vật lễ đã sẵn sàng thì vị chủ lễ (thầy cúng) xin phép thần đất, còn gia đình của cô dâu thì làm lễ cúng gia tiên. Thầy cúng lấy cái sụn lưỡi của con gà cúng để đoán phúc, xem duyên cô dâu và chú rể có tốt không (duỗi cong đều là điềm lành; uốn éo không đều là gập ghềnh, trắc trở, khó khăn).

Nghi thức chủ đạo trong lễ cưới là Lễ buộc chỉ cổ tay (Lễ Su – khoắn), hay còn gọi là buộc dây tơ hồng với mâm lễ (Pha – khoắn) được cắm nhiều ống loa làm bằng lá chuối xanh phủ đầy các loại hoa đủ màu sắc, và có một vật lễ không thể thiếu gọi là khêm (cây kìm cắt trầu cau), thể hiện sự bền lâu hạnh phúc đôi lứa.

Bắt đầu buổi lễ, thầy chủ lễ đặt cái khêm, trứng, xôi, chuối vào bàn tay cô dâu, chú rể và lấy sợi chỉ hồng từ mâm lễ cột vào cổ tay cô dâu, chú rể rồi đến phụ dâu, phụ rể. Những người khách lần lượt cột dây tơ hồng vào cổ tay cô dâu, chú rể, bỏ phong bì vào cái lư đồng hoặc họ cuốn tiền, vàng vào sợi chỉ tơ hồng, coi như món quà cho đôi trẻ và kèm những câu chúc mừng. Chú rể theo cô dâu vào phòng tân hôn để nghe lời dặn dò của thầy cúng về đời sống vợ chồng và được gia tộc cột chỉ tơ hồng chúc phúc.

Lễ cúng gia tiên.Thầy cúng xem lưỡi gà đoán phúc. Khách lần lượt cột dây tơ hồng chúc phúc.Chú rể theo cô dâu vào phòng tân hôn.Gia tộc cột chỉ tơ hồng trong phòng hoa chúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *