Một thoáng Tràm Chim

Diệc lửa, diệc xám, giang sen… sống đan xen, tạo nên bức tranh sinh động nhưng khá hài hòa, bình yên.

Với tổng diện tích trên 7.500ha, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, Vườn Quốc gia Tràm Chim trước đây là vùng đất của một lâm ngư trường, với các hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản, lâm nghiệp. Nhằm bảo tồn các giá trị về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu, khai thác hợp lý hệ sinh thái vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái chung của vùng Đông Nam Á, Vườn Quốc gia Tràm Chim ra đời từ năm 1998, như là hình mẫu, thể hiện sống động môi trường và cuộc sống, văn hóa vùng Tháp Mười.

Trích cồ, trích ré là loài chiếm tỷ lệ khá lớn, vì chúng sinh trưởng trong tự nhiên rất nhanh và nhờ nguồn thức ăn tự nhiên phong phú.

Du khách thích thú ghi ảnh về hệ sinh thái của Vườn từ xuồng tham quan.

Do tác động của con người, rừng tràm nguyên sinh không còn hiện hữu, những cây tràm “gió” nơi đây được hình thành trong quá trình tái tạo, bảo tồn của con người. Xen kẽ vào cây rừng là những đồng năn ống, bông súng, sen… tạo nên thảm thực vật thơ mộng, thoáng đãng, thu hút các loài chim, động vật về đây trú ngụ.

Đến Tràm Chim nói riêng và Đồng Tháp – xứ sở của loài sen, không thể bỏ qua những món ngon từ sen.

Vào mùa khô, hệ sinh thái Tràm Chim càng thể hiện tính riêng biệt một cách rõ nét: Tràm phân tán trên những mô đất cao, đồng năn ở vùng ẩm ướt, sen và súng thì nằm dưới vùng trũng. Tuy có tính phân tầng, song tất cả quyện vào nhau, tạo nên nét đặc trưng, chấm phá cho bức tranh Tràm Chim càng thêm độc đáo, thơ mộng và lôi cuốn.

Thuyền đưa khách vào tham quan Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Với ưu tiên hàng đầu là bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đặc hữu, lãnh đạo Vườn Quốc gia Tràm Chim cho biết sẽ tiếp tục thực hiện việc mở rộng các dự án bảo vệ các giống loài quý hiếm; nhân giống, lai tạo những giống loài mới để hệ sinh thái của Vườn ngày thêm phong phú, coi trọng giá trị diễn thế tự nhiên, để nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng, đáp ứng được nhu cầu trong du lịch, học tập, nghiên cứu khoa học…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *