Nguyện tiếp bước bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa.

Vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma – Trường Sa ngày 14/3/1988” được thả xuống biển, tại đảo Cô Lin.

Trên vùng biển, đảo Cô Lin – Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 21/4/2017, tại tàu Kiểm ngư 491 đã diễn ra Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên đảo Gạc Ma và những người con ưu tú của dân tộc đã hiến trọn cuộc đời mình cho Tổ quốc thân yêu trên thềm lục địa phía Nam Nhà giàn DK1.

Tưởng niệm anh linh các liệt sĩ trên thềm lục địa phía Nam tại khu vực Nhà giàn DK1/14.

Cụm Dịch vụ Kinh tế – Khoa học kỹ thuật Tư Chính DK1/14 trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

PGS – Tiến sĩ, Chuẩn Đô đốc Hải quân Việt Nam, Đỗ Minh Thái tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã hiến trọn cuộc đời mình cho Tổ quốc thân yêu.

Lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ Gạc Ma trên tàu Kiểm ngư VN491

Giữa biển, trời Tổ quốc, trước anh linh của những cán bộ, chiến sĩ Hải quân ưu tú đã ngã xuống, những người có mặt tại buổi lễ thiêng liêng càng dâng lên trong lòng niềm xúc động, thành kính biết ơn và nguyện mãi mãi tiếp bước lý tưởng của các thế hệ đi trước, đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Sau sự kiện 14/3/1988, Đảng, Nhà nước quyết định thành lập Cụm Dịch vụ Kinh tế – Khoa học kỹ thuật trên thềm lục địa phía Nam, trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 28 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân, trực tiếp là cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn DK1- Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, dù đối mặt vô vàn khó khăn, gian khổ, song luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Sự kiện không thể quên: Cách đây 29 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma đã anh dũng hy sinh sau khi hiên ngang đứng thành vòng tròn bảo vệ Quốc kỳ, dấu mốc khẳng định chủ quyền của Tổ quốc, kiên cường chống trả trong một cuộc chiến không cân sức trước sự tấn công xâm lược của lực lượng tàu chiến hùng hậu Trung Quốc. Cũng như sự hung dữ và sức tàn phá khủng khiếp của bão tố đại dương vào những năm 1990, 1996, 1998 và năm 2000 đã làm đổ một số nhà giàn – nơi cán bộ, chiến sĩ Hải quân đang có mặt thực hiện nhiệm vụ. Trong thời khắc giữa sự sống và cái chết, các đồng chí đã tỏ rõ lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân chủng Hải quân anh hùng, vẫn bình tĩnh, kiên cường bám trụ với tinh thần “còn người, còn nhà giàn, còn Tổ quốc”…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *