“Nơi con Sông Hồng chảy vào đất Việt”

Sông đổ ra biển cả giữa huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Sông Hồng là một con sông lớn chảy qua vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Sông dài khoảng 1.183km, đoạn chảy trên địa phận nước ta là 650km, qua địa bàn các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, TP. Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình; rồi đổ ra biển ở cửa biển Ba Lạt nằm giáp ranh giữa huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Lượng phù sa của Sông Hồng rất phong phú, giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng cả vùng châu thổ rộng lớn.

Hình ảnh thiếu nữ Đồng bằng Sông Hồng gánh nước đã đi vào thơ ca.

Bình yên tại cột mốc Pũng Lô, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai – “nơi con Sông Hồng chảy vào đất Việt”.

Sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội.

Sông Hồng còn là một dòng sông của lịch sử và văn hóa. Vẻ đẹp của dòng sông như một dải lụa hồng đã từng đi vào thơ ca, âm nhạc. Trong đó phải kể đến nhạc phẩm đi cùng năm tháng “Gửi em ở cuối Sông Hồng” của nhạc sĩ Thuận Yến – phổ thơ Dương Soái, từ những năm 1973: “Anh ở biên cương, nơi con Sông Hồng chảy vào đất Việt. Ở nơi đây mùa này con nước, lắng phù sa in bóng đôi bờ…”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *