Phát triển sản phẩm du lịch tuyến Cà Mau – Hòn Đá Bạc – Khu di tích lịch sử Bác Ba Phi

Làng nghề truyền thống chuối khô Trần Hợi hình thành và phát triển gần 100 năm qua, nơi rất lý tưởng cho du khách tham quan.

Khô cá bổi thị trấn Trần Văn Thời (ấp Đá Bạc A, Cơi 5, Cơi 6A); chuối khô xã Trần Hợi; gác kèo ong Khánh Bình Tây Bắc… Đây là những làng nghề truyền thống lâu đời, hiện nay đang phát triển mạnh của huyện Trần Văn Thời. Những trải nghiệm thú vị từ quan sát các nghệ nhân ép chuối, lấy mật ong rừng và làm nông dân phơi cá khô bổi, giăng câu, đặt trúm và tự tay chế biến những món ăn dân dã từ cá đồng: Cháo cá lóc rau đắng đất, khô cá bổi trộn gỏi xoài… khiến nhiều người thích thú.

Khai thác mật ong rừng U Minh.Sản phẩm bí đỏ của bà con vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, được bày bán dọc theo tuyến Cà Mau – U Minh Hạ – Hòn Đá Bạc.

Tiềm năng du lịch sinh thái, cộng đồng trên tuyến rất lớn, tuy nhiên chưa tập trung phát triển sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu của khách tại điểm đến. Như sản phẩm mật ong, khô cá bổi mang thương hiệu tập thể nhưng người dân trên tuyến đường này bày bán không có thương hiệu, nhãn hiệu, chưa thực sự bắt mắt. Cá cơm, ruốc, mực… tại Hòn Đá Bạc hàng năm khai thác số lượng lớn, nhưng chỉ bán sản phẩm thô chứ chưa có một thương hiệu hoàn hảo nào mang tên địa phương…

Cá lóc, rau đắng đất – món ngon dân dã ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Đặc sản mang thương hiệu tập thể khô cá bổi U Minh.

Ông Quách Văn Ấn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (iPEC): “Tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Cà Mau nói chung, tuyến Cà Mau – Hòn Đá Bạc – Khu di tích lịch sử Bác Ba Phi, nói riêng là rất lớn. Nhưng thời gian qua, khâu quảng bá, hỗ trợ doanh nghiệp, khởi nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, hạ tầng giao thông đầu tư chưa hoàn chỉnh, dẫn đến du khách còn khó khăn trong việc tham quan và mua sắm các sản phẩm địa phương… Sắp tới, iPEC sẽ phối hợp tham gia các hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì: Hướng dẫn các đoàn Farm trip khảo sát điểm đến du lịch Cà Mau, tham gia các ngày hội du lịch, sự kiện du lịch tại các địa phương; phát triển sản phẩm du lịch theo tuyến; hỗ trợ phát triển các điểm du lịch, du lịch cộng đồng, điểm dừng chân, xây dựng hệ thống tặng phẩm du lịch Cà Mau và kết nối cung cầu, giao thương giữa các đơn vị du lịch, truyền thông và tư vấn cách làm các sản phẩm du lịch tốt hơn nữa, để những sản phẩm trên tuyến du lịch này được mọi người biết đến và tiêu thụ rộng rãi hơn”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *