Sản vật nhà quê, vươn tầm xuất khẩu

Cây nhàu thường mọc hoang dọc các bờ sông, kênh, rạch… phổ biến ở Nam Bộ. Hầu hết các bộ phận của cây nhàu đều sử dụng làm thuốc: Trái, rễ, vỏ cây, lá. Vài năm trở lại đây, trái nhàu được nhiều người biết đến vì những công dụng tuyệt vời của nó trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, cơ sở của ông Đinh Đức Thiệu 5 năm trở lại đây ăn nên làm ra với việc cung cấp nhàu khô cho các công ty ở TP. Hồ Chí Minh. Ông Thiệu cho biết, hàng tháng cơ sở của ông xuất từ 5 – 10 tấn nhàu khô. Các công ty áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tạo ra các sản phẩm: Rượu nhàu, si rô nhàu, trà nhàu, bột nhàu… cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước có đông người Việt sinh sống: Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Đan Mạch.

Tại cơ sở của ông Đinh Đức Thiệu, hàng ngày có khoảng 20 lao động địa phương, bình quân tiền công mỗi người 150 ngàn đồng/ngày.

Nhàu tươi có giá từ 8.000 – 12.000 đồng/kg, nguồn nguyên liệu thu từ trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Sau khi mua về, nhàu được chẻ đôi, để phơi dễ bắt nắng, mau khô.

Dạng như phơi lúa, cách vài tiếng phải trở cào cho nhàu khô đều.

Người phơi thường phân theo ô để tiện theo dõi độ khô của nhàu.

Theo khoa học nghiên cứu, trong trái nhàu có tới 150 chất được tìm thấy, trong đó có hợp chất giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào gây ung thư. Ngoài ra, các dịch chiết trong trái nhàu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng hay hiện tượng trào ngược dạ dày; hỗ trợ chữa bệnh viêm phế quản, hen suyễn, viêm khớp, tiểu đường…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *