Thăm địa chỉ đỏ của ngành Bưu chính – Viễn thông

Các em học sinh tham quan Nhà Dây Thép.

Tọa lạc tại Khóm 3, đường Lê Lợi – Lý Bôn, Phường 2, TP. Cà Mau, Nhà Dây Thép có diện tích 210m2, cất theo kiểu hai mái, lợp ngói, kết cấu bằng xi – măng cốt thép, tường xây bằng gạch tiểu dày 30cm. Phòng chính giữa dùng tiếp khách, hội họp, bên phải là phòng nghỉ cho nhân viên, bên trái dùng làm ki-ốt giao tiếp thông tin liên lạc.

Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia.

Nhờ có đầu mối liên lạc ở Nhà Dây Thép, các chỉ thị của cấp trên kịp thời đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho các chủ trương của Đảng được thông suốt đến đại bộ phận quần chúng nhân dân. Từ khi nhận nhiệm vụ làm đầu mối liên lạc tại Nhà Dây Thép, đồng chí Lê Tồn Khuyên đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng, đảm bảo liên lạc giữa các cơ sở Đảng ở Cà Mau với Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ được liên tục, kịp thời chuyển giao những chỉ thị của cấp trên xuống, đảm bảo an toàn cho nhiều hoạt động, góp phần củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.

Khu trưng bày hệ thống thông tin liên lạc Nhà Dây Thép.

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau, ông Dương Minh Vĩnh cho biết: “Do điều kiện hoạt động bí mật nên các di vật trong di tích không còn lưu giữ được, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã phục chế các hiện vật, tài liệu, hình ảnh có liên quan, đồng thời trưng bày hoàn chỉnh tại di tích”. Trong những năm qua, di tích mở cửa đón khách tham quan vào những dịp lễ tết, các ngày kỷ niệm của đất nước, của địa phương, của ngành Bưu chính Viễn thông; ngày họp mặt truyền thống giao bưu thông tin các tỉnh miền Tây Nam Bộ và các đoàn cán bộ công nhân viên ngành Bưu điện. Riêng đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Nhà Dây Thép là một trong những di tích nằm trong hệ thống tượng đài, di tích, nhà bia lưu niệm… được xây dựng ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần giáo dục truyền thống cho cán bộ công nhân viên của ngành.

Lãnh đạo ngành Bưu chính Viễn thông qua các thời kỳ.Máy thông tin liên lạc.

Nhà Dây Thép không chỉ là di tích lịch sử của tỉnh, mà còn là công trình ghi nhận dấu ấn lịch sử phát triển của ngành giao thông liên lạc ở Cà Mau. Hiện nay, nơi đây đã được trùng tu, tôn tạo trở thành địa điểm tham quan, học tập, giao lưu văn hóa và giáo dục truyền thống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *