Tranh dân gian Làng Sình

Tranh dân gian Làng Sình thuộc xã Phú Mậu (huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) đã có từ mấy trăm năm trước, chủ yếu là tranh tâm linh để cúng. Tất cả các khâu làm tranh: Rọc giấy, in, tô màu, phơi… đều làm thủ công. Riêng tại cơ sở tranh của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, có làm thêm loại tranh trang trí. Ông từng được tặng bằng khen tôn vinh Nhân tài Đất Việt, Bàn tay vàng Đất Việt… với tay nghề hơn 60 năm.

Vì là tranh làng nghề truyền thống, nên các sinh viên âm nhạc, nghệ thuật cũng như Học viện Phật giáo, nghiên cứu sinh thường về đây thực tập. Tranh được đánh giá cao về nghệ thuật tạo hình và có một vị trí đặc biệt trong nền mỹ thuật dân gian tại Huế. Tranh cúng: Giải hạn, hình sao thế mạng…; tranh trang trí: Kéo co, bài chòi, đô vật… Những năm gần đây (từ năm 2012), duy nhất cơ sở ông Phước còn sản xuất thêm tranh lịch nhiều tờ, treo quanh năm. Ngoài ra, ông có nhiều sáng kiến: Dùng bút tô màu bằng rễ cây dứa (vì độ bền, không lem màu), ống tre để đựng tranh cho khách hàng, tranh được cuộn tròn nhằm dễ bảo quản khi mang đi.

Du khách có thể đến đây bằng ôtô, xe máy, hoặc đường sông. Hãy ghé tham quan và chọn vài bức tranh đem về trang trí như lưu giữ lại nét văn hóa riêng biệt của vùng đất cố đô.

Du khách xem tranh tại cơ sở Kỳ Hữu Phước.

Bút tô màu làm bằng rễ cây dứa.

Tranh lịch trang trí quanh năm.

Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đang chế tác bản khắc.

Giới thiệu tranh cho khách tham quan.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *