Tượng gỗ Tây Nguyên qua sách ảnh Trần Phong

“Đất nước ta 3/4 là đồi núi”, bài học địa lý khắc sâu trong đầu cậu học trò quê miền biển xanh cát trắng và nó càng trở nên ấn tượng hơn, khi cậu theo cha mẹ lên lập nghiệp ở phố núi Pleiku. Trời xui đất khiến, ra trường, cậu lại được nhận vào Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Gia Rai, thường xuyên giao tiếp với người thượng Ba Na, Gia Rai, Ê Đê… Gặp hoài nên yêu. Trần Phong – cậu bé ngày xưa – dành lương mua máy ảnh, mua phim, hễ rảnh là đi sâu vào buôn rẫy, chụp nhiều sinh hoạt của người dân tộc. Quyển sách Tượng gỗ Tây Nguyên là chuyên đề ảnh tư liệu chọn lọc của anh, đã chụp trong hơn ba phần năm tuổi đời gắn với núi rừng Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột… Sách dày 250 trang giấy tốt, với gần 300 bức ảnh về điêu khắc gỗ, được chụp từ thời phim trắng đen, cùng tư liệu chú giải.

Tượng gỗ nhà mồ trong lễ hội “bỏ mã” của hai tộc người Gia Lai và Ba Na là nét đặc sắc nhất của điêu khắc gỗ Tây Nguyên. Đó là thuật phối trí giữa các nghệ thuật điêu khắc, hội họa, trang trí, đan kết… qua tay nghề và cái nhìn sơn mộc của nghệ nhân miền rừng xanh nương rẫy.

Plei-atâu (làng ma) là miền đất mang lung, thế giới mới của người đi, sẽ đến và sống mãi với tháng năm. Cho nên tất cả những tinh hoa của buôn làng, kể cả của cải gia đình, đều sẽ tom góp vào lễ bỏ mã. Tượng nhà mồ là điểm nhấn nổi bật trong Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Hiện nay, điêu khắc này gần như khó bắt gặp, bởi thời cuộc biến đổi. Rừng lùi xa, cây cao vắng bóng, khí thiêng tản lặng, nghệ nhân lớn tuổi thì đã ra đi, lớp trẻ thì quen theo cuộc sống mới… Cho nên có muốn chụp lại những hình tượng này, xem như khó thể. Hầu hết các hình ảnh trong sách đã được Trần Phong theo đuổi và chớp lấy là vào thập niên 80 của thế kỷ trước, rồi tiếp đến những năm tháng gần đây.

Trần Phong từng là nhà nhiếp ảnh Việt Nam gặt hái nhiều giải thưởng quốc tế nhất nước. Nhưng anh không tự hào về điều đó. Chính việc lưu giữ hình ảnh sinh hoạt của các tộc người thiểu số núi rừng Tây Nguyên, đặc biệt là tượng gỗ nhà mồ, mới là công sức mà anh đeo đuổi.

Cô gái Ba Na, làng Bơ Yang cầm bầu nước, năm 1988.Nỗi buồn ôm mặt, dân tộc Gia Lai, làng Mun, Chư Pah, năm 1998.Cô gái Gia Lai khoe mông, buôn Mrok, Kroong Pa, năm 1986.Nài voi, dân tộc Gia Lai, xã Ia Rsiom, Kroong Pa, năm 1986.Cha, con dân tộc Gia Lai, buôn Ma Leo, Kroong Pa, năm 1986.Người mẹ bồng con, Dân tộc Gia lai, xã Đất Bằng, Kroong Pa, năm 1986.Cô gái Ba Na ngày gió lạnh, làng Groi, Dak Pơ, năm 1986.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *