Ứng phó thiên tai, giữ tuyến biên giới trên đất liền

Ông Nguyễn Sỹ Cương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, làm Trưởng đoàn. Tiếp và làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử.

Theo ông Hoai, tác động của BĐKH, nước biển dâng trên địa bàn làm cho sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn, xảy ra hầu như ở các mùa trong năm. Tác động BĐKH gây sạt lở không những cuốn mất đất sản xuất, mất rừng phòng hộ, mà còn lấy đi sinh kế, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống người dân vùng ven biển.

Cần được áp cơ chế ưu tiên đầu tư khẩn cấp

Con số thống kế mới đây cho thấy, mỗi năm đê biển Tây mất từ 20 – 25m đất, rừng ven biển; bờ biển Đông mất từ 45 – 50m đất, rừng chiều sâu. Và trong 11 năm qua (2017 – 2018), Cà Mau đã mất trên 9.000ha đất, rừng ven biển, nhiều đoạn đã mất hoàn toàn đai rừng, sóng biển tiến vào tàn phá chân đê, nguy cơ vỡ đê có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Đê biển, bờ biển Cà Mau đang chịu nhiều áp lực trước tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quy chế thực hiện cơ chế đặc biệt xây dựng hạ tầng ứng phó thiên tai được áp dụng tại vùng có dân cư; tuy nhiên, vùng ven biển Cà Mau phần lớn là đất rừng, không có dân cư. Thực tế sạt lở làm mất đất, mất rừng, mất đường biên giới trên bộ rất lớn, nhưng địa phương không được áp vào cơ chế đặc biệt được ưu tiên đầu tư.

Theo đó, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển từ nguy hiểm nâng lên mức đặc biệt nguy hiểm, để áp dụng cơ chế xử lý khẩn cấp, nhanh chóng khắc phục được hậu quả, bảo vệ tài nguyên quốc gia. Thống nhất chủ trương để tỉnh thực hiện cơ chế xử lý khẩn cấp đối với các công trình xử lý sạt lở bờ biển, đê biển; vì nếu làm đúng quy trình, sẽ mất rất nhiều thời gian, không thể xử lý kịp thời sự cố, dẫn đến vỡ đê và gây ra thiệt hại rất lớn cho địa phương.

Cần có giải pháp căn cơ

Tỉnh kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ gần 775 tỷ đồng xây kè cấp bách bảo vệ bờ biển Đông, bảo vệ tuyến đê biển Tây; 1.400 tỷ đồng để di dời dân cư vào sinh sống ổn định ở các cụm, tuyến dân cư mới. Trước mắt, hỗ trợ 622,623 tỷ đồng thực hiện 12 dự án di dân khẩn cấp.

“Cần có giải pháp căn cơ, không khéo là lãng phí trong đầu tư xây dựng hạ tầng tầng ứng phó BĐKH. Nơi nào bức xúc, cấp bách, cần tập trung mọi nguồn lực đầu tư một cách kiên cố, hiệu quả, bền vững hơn”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Văn Sử nêu quan điểm; đồng thời phân tích, kiến nghị những vấn đề mang tính bức xúc liên quan đến vay lại nguồn lực đầu tư, xã hội hóa công trình ứng phó BĐKH…

Chia sẻ những khó khăn mà địa phương đang gặp phải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, qua khảo sát thực tế mới thấy Cà Mau đang chịu ảnh hưởng thiên tai quá khốc liệt. Do vậy, cần phải có cái nhìn thực tế, nhận diện hiện trạng để mà hành động, mang lại hiệu quả rõ ràng, tạo chuyển biến tích cực.

Ông Cương cho biết, qua đợt giám sát lần này, Ủy ban Đối ngoại sẽ có tiếng nói, truyền đi thông điệp đến Quốc hội, Chính phủ, tạo cơ sở giúp các địa phương ĐBSCL, các tỉnh ven biển nói chung và Cà Mau nói riêng một cách chủ động, kịp thời, có được giải pháp ứng phó thiên tai, ngăn chặn tác động của BĐKH, nước biển dâng một cách hiệu quả, ổn định, bền vững, nhất là trong công tác di dân vùng thiên tai, thực hiện các giải pháp công trình nhằm tạo bãi, khôi phục đai rừng phòng hộ…

Trước đó, cùng ngày, Đoàn công tác Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã có chuyến khảo sát thực tế tuyến đê biển Tây Cà Mau.

Cà Mau đã ký kết với các đối tác nước ngoài nhằm thực hiện các điều ước Quốc tế về ứng phó BĐKH với nguồn đầu tư gần 200 triệu USD.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *