Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Biểu diễn cồng mừng ngày hội xuống đồng.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa vùng đất Tây Nguyên, cồng chiêng ra đời sau thời kỳ đàn đá, cồng đá, chiêng đá… đến các nhạc cụ bằng tre, nứa rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng và các nhạc cụ bằng đồng. Cồng là loại có núm, chiêng không có núm. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc trưng riêng của cồng chiêng. Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc, có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau. Điều đặc biệt trong dàn nhạc này, mỗi người chỉ đánh một chiếc cồng, hoặc chiêng.

Ở Tây Nguyên, nơi nào có lễ hội là nơi đó có tiếng công chiêng.

Cồng chiêng Tây Nguyên gắn liền với lịch sử văn hóa rất lâu đời, như một người bạn gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên. Tiếng cồng chiêng là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của con người. Nơi nào có lễ hội là nơi đó có cồng chiêng. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, tiếng cồng chiêng còn là phương tiện giao tiếp với đấng siêu nhiên. Đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần; cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng cũng góp phần tạo nên những trang sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên, vừa lãng mạn vừa hùng tráng.

Trong lễ kết nghĩa của người Ê Đê, không thể thiếu vắng tiếng chiêng.Thiếu nữ dân tộc biểu diễn cồng chiêng tại lễ hội cà phê.

Năm 2005, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng chính quyền, nhân dân các tỉnh Tây Nguyên luôn quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa cồng chiêng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *