“Việt Nam và TPP – Giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế: Vận hội và thách thức”

Phát biểu khai mạc, ông Lê Ngọc Trung, Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, khẳng định: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Viet Nam, Mỹ và Nhật Bản, đã chính thức ký kết Hiệp định này vào 4/2/2016.

Với mức độ cam kết sâu về nhiều lĩnh vực, TPP hiện đang là một trong những hiệp định thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Sự kiện này đang nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia kinh tế, cơ quan quản lý cũng như cộng đồng các doanh nghiệp.

Thạc sĩ Bùi Việt Cường, báo cáo viên cao cấp của Bộ Công thương trình bày chuyên đề: “Việt Nam và TPP – Giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế: Vận hội và thách thức”. Theo đó, đánh giá những điểm mới của TPP so với các hiệp định thương mại trước đó; phân tích toàn diện các thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức với các doanh nghiệp; giải pháp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp; hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để ứng xử và tạo cơ hội cho các đối tác tham gia TPP hữu hiệu…

Các doanh nghiệp cần hiểu và thực thi tốt các cam kết về chất lượng dịch vụ và đầu tư, về xuất xứ đối với hàng hóa, về sở hữu trí tuệ, về lao động và môi trường, các quy định về mua sắm công và doanh nghiệp nhà nước, cũng như các biện pháp về phòng vệ thương mại. Quan trọng nhất, các doanh nghiệp cần nắm chắc thông tin về hiệu lực, về lộ trình thực hiện các cam kết. Đó cũng là mấu chốt quan trọng, quyết định sự thành công hay không của doanh nghiệp trong hội nhập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *