“Vua” chim trời ở rừng U Minh

Trong môi trường thiên nhiên, le le thường đẻ vào khoảng tháng 7- 8, mỗi con đẻ từ 10 – 15 trứng. Nhưng với kỹ thuật nuôi, ông Việt cho le le đẻ quanh năm. “Muốn cho le le đẻ và ấp trứng, phải chọn một không gian yên tĩnh, thoáng đãng, nhiều cỏ dại”, ông Việt chia sẻ.

Thức ăn chính của le le là lúa. Sau 8 tháng nuôi, le le sẽ trưởng thành.

Le le là loài chim quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, đặc biệt là nhu cầu thị trường rất lớn. Nông dân Trần Văn Việt đã bỏ công tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng của loài chim nước này cũng như các loài quốc, chích cồ. Ban đầu ông mua về 5 cặp le le, qua hơn 2 năm, trang trại ông có hàng trăm con lớn, nhỏ các loại. Vì thế, ông được xem là nông dân đầu tiên ở vùng U Minh Hạ có sáng kiến nuôi le le thịt và cho sinh sản đạt hiệu quả cao, được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp giấy chứng nhận: “Nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại”.

Ngoài le le, quốc, trích…, ông Việt còn nuôi thêm vịt trời.

Hiện, ông Việt có gần 100 con le le giống và hàng trăm con le le con. Với mức giá từ 1,2 triệu đồng/cặp đem lại cho ông nguồn thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm, chưa kể các loài quốc, trích cồ. Đàn le le được ông Việt nuôi trong môi trường bán hoang dã nên chúng sống rất khỏe mạnh, hầu như chưa bao giờ bị dịch bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *