Xây dựng nông thôn mới ở huyện Trần Văn Thời:

Từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), cũng như các địa phương khác, huyện Trần Văn Thời được trợ lực từ nhiều chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, phát triển công nghiệp, dịch vụ – thương mại, nông nghiệp nông thôn, thủy sản tương đối khá. Đặc biệt là đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp đã trở thành phong trào rộng khắp ở mỗi địa phương, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa trong huyện đạt bình quân 5,9 tấn/ha.

Tính đến thời điểm này, Trần Hợi (xã chỉ đạo điểm của tỉnh) đạt 11/19 tiêu chí, Khánh Lộc và Khánh Bình (xã chỉ đạo điểm của huyện) đạt 10/19 tiêu chí; Phong Điền đạt 9/19 tiêu chí; Khánh Hải, Khánh Bình Tây đạt 8/19 tiêu chí; Khánh Hưng đạt 7/19 tiêu chí; Lợi An, Khánh Bình Tây Bắc, Phong Lạc đạt 6/19 tiêu chí; Khánh Bình Đông đạt 5/19 tiêu chí.

Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục đổi mới, phát triển đa dạng, đã huy động và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực ở nông thôn.

Ông Nguyễn Đồng Khởi, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Từ những ưu đãi trên, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội vùng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, chợ, các thiết chế văn hóa… đã có tác động tích cực đến phát triển sản xuất, tạo việc làm, góp phần giảm nghèo, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Hiện nay, huyện có 10 hộ làm kinh tế trang trại, 243 tổ hợp tác lĩnh vực nông nghiệp, 20 hợp tác xã. Thu nhập bình quân đầu người trên 20 triệu đồng/người/năm, gấp đôi thời điểm năm 2008; năng suất lúa đạt bình quân 5,9 tấn/ha (năm 2008 chỉ 3,8 tấn), tỷ lệ hộ nghèo còn 6,28%…

Huyện có 28/86 trường đạt chuẩn Quốc gia.

Đáng nói là, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện thường xuyên kiểm tra tình hình xây dựng NTM cấp xã và duy trì việc phân công thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách địa bàn các xã. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng NTM” bằng việc tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa 11 xã, chỉ đạo các xã ký kết giao ước thi đua giữa các ấp và phát động thi đua sâu rộng trong nhân dân trên địa bàn. Từ đó, nhân dân càng tin tưởng hơn vào công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước, nhất là Chương trình xây dựng NTM.

Mô hình nuôi cá sặt bổi ở vùng ngọt hóa ngày càng được nhân rộng bởi hiệu quả kinh tế mang lại cho nhiều nông hộ.

Điều đó được minh chứng qua sự đồng thuận, đóng góp của nhân dân trong thực hiện các công trình dân sinh. Trong năm 2013, huyện đã xây dựng 260km lộ bê-tông nông thôn, tổng vốn đầu tư 110 tỷ 868 triệu đồng, trong đó vốn huy động trong dân trên 27 tỷ đồng; xây dựng 46 cây cầu giao thông nông thôn, tổng vốn đầu tư 3 tỷ 767 triệu đồng, vốn dân đóng góp 470 triệu đồng; nhân dân hiến đất làm lộ ước tính thành tiền hơn 106 tỷ đồng…

Tuy hành trình đi lên NTM của huyện Trần văn Thời vẫn còn nhiều những khó khăn ở phía trước, như về tiêu chí giao thông, thu nhập bình quân đầu người…, song, nói như ông Duy Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Phong Điền: Xét về mặt nhận thức đã làm cho nhân dân có sự thay đổi sâu sắc về trách nhiệm trong xây dựng NTM, thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao ý thức tự vươn lên, không trông chờ ỷ lại. Mặt khác, chất lượng hệ thống chính trị được nâng lên, an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhất là phong trào quần chúng tham gia bảo vệ Tổ quốc phát triển mạnh. Các công trình đầu tư đưa vào sử dụng như: Giao thông nông thôn, thủy lợi, trường học… đã phát huy hiệu quả tích cực, làm tiền đề, nền tảng vững chắc cho thời gian tiếp sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *