Độc đáo lễ cầu mưa của người Ê Đê

Lễ cúng cầu mưa bắt đầu bằng việc đồng bào dựng cây nêu và một chòi Pưk trên rẫy.

Lễ cúng cầu mưa bắt đầu bằng việc đồng bào dựng cây nêu và một chòi Pưk trên rẫy; chòi Pưk có 2 tầng, tầng trên (tầng trời) để thờ ông trời và bà trời; tầng dưới là kho lúa tượng trưng cho sự no đủ, với ít lúa đã được đặt bên trong. Dưới chân chòi đặt tượng Thần Ác, người xui khiến chim thú vào phá rẫy, làm mất mùa màng khiến dân làng phải sống trong cảnh đói nghèo.

Nghi thức quan trọng nhất là khi già làng tiến lên trước chòi Pưk, chắp hai tay hướng về phía đông để khấn.

Chiếc đầu gà trống màu trắng để gắn lên chỏm cây nêu là nghi lễ không thể thiếu của lễ cầu mưa.

Các vật lễ cúng lễ cầu mưa gồm: Nhà sàn, cây nêu, tượng gỗ hình trâu bò, chòi Pưk hai tầng; các vật dụng: Gùi, gậy tre, bồ thóc; các loại thực phẩm: Gạo nếp, cơm lam, gà, rượu cần… và những tượng hình: Chuột, nhím, heo và tổ ong được bà con sắp đặt ở xung quanh rẫy. Đặc biệt là chiếc đầu gà trống màu trắng để gắn lên chỏm cây nêu. Nghi thức quan trọng nhất của lễ cầu mưa là khi già làng tiến lên trước chòi Pưk, chắp hai tay hướng về phía đông để khấn thần linh đổ nước xuống để người dân có nước trồng tỉa, lúa trổ nhiều bông, chắc hạt, mùa màng bội thu, lúa đầy bồ, đầy kho, mọi gia đình trong buôn được no đủ…

Vật cúng trong lễ cầu mưa.

Sau khi cầu mưa xong, dân làng trong buôn bắt đầu tỏa đi bắt tổ ong lấy mật…

Sau đó, bà con gieo hạt giống, rồi khui rượu cần mời khách, thưởng thức cơm lam, nhảy múa theo nhịp chiêng rộn ràng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *