Cà Mau sẽ có đường cao tốc ven biển

Dự họp có ông Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng – Trưởng ban Chỉ đạo dự án; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, ông Hoàng Xuân Anh; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, ông Trần Ngọc Tam và đại diện Tập đoàn Đèo Cả. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau tiếp và làm việc với đoàn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi.

Ông Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, Trưởng ban Chỉ đạo dự án, p-hát biểu tại cuộc họp.

Tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) được xây dựng theo hình thức đầu tư công với mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc, các khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, khu công nghiệp; phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh và giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Tổng mức đầu tư dự án hơn 20.000 tỷ đồng.

Qua nghe báo cáo tiến độ thực hiện dự án, đại biểu đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về hướng đi, cách làm; những khó khăn, vướng mắc, cùng những đề xuất, kiến nghị để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch đề ra. Trong đó, kinh nghiệm xây dựng dự án, công tác giải phóng mặt bằng và phương thức đầu tư dự án hạ tầng giao thông theo Luật Đầu tư PPP, được các đại biểu và đơn vị đầu tư tập trung chia sẻ. Qua đó, 2 tỉnh Cà Mau và Bến Tre được học hỏi, rút kinh nghiệm thêm trong quá trình triển khai thực hiện dự án tại địa phương mình trong thời gian tới.

Việc đầu tư tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, trong đó có đoạn Bạc Liêu – Cà Mau có sự tham gia của Tập đoàn Đèo Cả, theo hình thức BOT kết hợp với đầu tư công; tổng chiều dài toàn tuyến 46km. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025 với tổng mức đầu tư khoảng 11.145 tỷ đồng. Dự án được chia thành 2 dự án thành phần. Cụ thể, dự án thành phần 1 là đầu tư công các cầu lớn và nút giao (tổng mức đầu tư 2.730 tỷ đồng); dự án thành phần 2 là đầu tư PPP khoảng 44km cao tốc (tổng mức đầu tư 8.730 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% – vốn BOT 50%).

Trong quá trình thực hiện, hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đã lấy ý kiến các địa phương trong vùng về phương án đầu tư và đều nhận được sự đồng thuận cao. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu để thống nhất về phương án tuyến, thống nhất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc và thống nhất việc ứng trước ngân sách địa phương để thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng.

Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Lê Quân cho rằng, trên cơ sở chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong cách làm và phương thức thực hiện từ tỉnh Cao Bằng, địa phương đã có những định hướng xuyên suốt nhằm từng bước tháo gỡ nút thắt về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác.

Theo ông Lê Quân, trong giai đoạn hiện nay, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải đáp ứng yêu cầu theo hướng hiện đại, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tuổi thọ của công trình, điển hình như tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng như hiện nay. Song phải tính toán đến phương án đầu tư công, giảm tốn kém cho người dân trong khu vực dự án. Đồng thời tính toán quá trình, phương thức thực hiện dự án đảm bảo theo đúng kế hoạch và tiến độ đề ra.

“Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Đèo Cả làm việc với các Bộ, ngành để xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với tỉnh Bạc Liêu trong việc xúc tiến triển khai các bước tiếp theo, nhằm mục tiêu sớm triển khai hoàn thành dự án”, Chủ tịch tỉnh Cà Mau cho biết.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, ông Lại Xuân Môn – Trưởng ban Chỉ đạo dự án ghi nhận, đánh giá cao các hoạt động của Tổ giúp việc để triển khai thực hiện dự án. Đề nghị phải cụ thể hóa nhiệm vụ các thành viên trong Ban Chỉ đạo, trên tinh thần chỉ đạo phải quyết tâm, quyết liệt, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Nhận định còn những khó khăn, vướng mắc phía trước, song Trưởng ban Chỉ đạo dự án cũng khẳng định, với sự quyết tâm, quyết liệt trong cách làm, đổi mới sáng tạo, nhất là các phương pháp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sẽ thực hiện hoàn thành kế hoạch dự án đã đề ra. Mong muốn hai tỉnh Cà Mau và Bến Tre, với tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, sẽ ngày càng phát triển, tạo ra bước đột phá khác biệt trong thời gian tới.

Riêng với tỉnh Cà Mau, ông Lại Xuân Môn nhận định, khi có con đường cao tốc ven biển, sẽ mở ra những lợi thế mới cho tỉnh.

Trước đó, ngày 24/11, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo dự án đã có chuyến tham quan điểm du lịch Mũi Cà Mau, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động đầu tư, phát triển du lịch giữa hai tỉnh điểm đầu và điểm cuối của đất nước. Tiếp và tham gia cùng Đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thân Đức Hưởng.

Đoàn thắp hương tại Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ trong khuôn viên Khu du lịch Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển). Đoàn tham quan khu trưng bày bên trong Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau. Các thành viên Đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm tại Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau.Lưu niệm khoảnh khắc đến thăm mảnh đất cực Nam Tổ quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *