Giải pháp bền vững trong nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh

Khó khăn không ít

Tuy nhiên, hình thức nuôi tôm TC, STC hiện nay vẫn còn một số khó khăn nhất định: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, áp thấp nhiệt đới, bão, diễn ra với tần suất nhiều hơn và cường độ ảnh hưởng lớn hơn; ảnh hưởng của môi trường nước bị ô nhiễm do việc xả thải trực tiếp từ các ao nuôi STC; tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp; chất lượng con giống, vật tư đầu vào khó kiểm soát triệt để; kết cấu hạ tầng nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng, đặc biệt là hệ thống điện; nguồn vốn để đầu tư trong dân còn hạn chế. Hiện nay, nghề nuôi tôm TC, STC phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Tỉnh cũng có những sự chủ động nhất định trong việc phát triển các loại hình tôm thâm canh, siêu thâm canh: Quy trình Biofloc kết hợp tuần hoàn nước; quy trình nuôi thay nước…

Đến thời điểm hiện tại, diện tích nuôi tôm TC, STC là hơn 9.620ha đạt 87,46% kế hoạch. Năng suất thu hoạch không đồng đều ở các địa phương, bình quân 5 tấn/ha/vụ đối với tôm sú và khoảng 8 tấn/ha/vụ đối với tôm thẻ chân trắng. Năng suất tôm STC trung bình từ 40 – 50 tấn/ha/vụ, đặc biệt có một số hộ thu hoạch 80 – 100 tấn/ha/vụ.

Những tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu, thời tiết, môi trường vùng nuôi, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp, chưa có biện pháp ngăn ngừa một cách hiệu quả; môi trường nước bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất chế biến, nuôi trồng thủy sản; giá tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh trong những tháng đầu năm, giá vật tư đầu vào tăng cao, gây khó khăn cho nuôi tôm công nghiệp. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển nuôi tôm STC chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển sản xuất; hệ thống lưới điện chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển nuôi tôm STC nhất là ở những vùng nuôi tập trung.

Công tác nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy cũng được các địa phương đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Mô hình nuôi tôm TC, STC cần nguồn vốn lớn, nên đa số người dân thiếu vốn đầu tư, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất chưa đầy đủ. Ý thức của người dân trong việc lựa chọn con giống, thức ăn, hóa chất không rõ nguồn gốc dẫn đến dịch bệnh tác động lên đối tượng nuôi… Một số cơ sở còn kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, gây ảnh hưởng đến năng suất của loại hình nuôi tôm STC…

Những định hướng lớn

Từ những khó khăn đó, tỉnh đã định hướng phát triển nuôi tôm TC, STC trong thời gian tới bằng những nhiệm vụ trọng tâm: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn, hóa chất, vật tư nuôi trồng thủy sản đảm bảo cho người sử dụng sản phẩm đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường ngày càng cao về sản phẩm sạch; giám sát, xử lý để giảm thiểu các nguồn xả thải ảnh hưởng tới môi trường nuôi tôm; tăng cường công tác giám sát, phòng ngừa dịch bệnh; hướng dẫn người dân thực hiện tốt các quy định về quản lý, phòng ngừa khi có dịch bệnh xảy ra, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Các đơn vị chuyên môn cần tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho người dân, đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình nuôi có hiệu quả, nhất là mô hình nuôi tôm TC, STC áp dụng quy trình tuần hoàn khép kín; nuôi tôm thâm canh kết hợp cá rô phi, nuôi tôm có hố siphon, nuôi 2 giai đoạn… để người dân ứng dụng vào sản xuất. Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng trong nuôi tôm như VietGAP, GlobalGAP, ASC… để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và áp dụng các quy chuẩn về điều kiện sản xuất.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ quan, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng giống, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phòng ngừa dịch bệnh.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ quan, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng giống, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phòng ngừa dịch bệnh; ứng dụng các công nghệ nuôi hiệu quả, thân thiện môi trường như Biofloc, nuôi kết hợp với cá rô phi, sử dụng chế phẩm vi sinh học. Thực hiện tốt công tác thông tin, dự báo về thị trường, giá cả, những cảnh báo về rào cản kỹ thuật, thương mại của các nước nhập khẩu.

Tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”, để tỉnh Cà Mau có đủ nguồn lực để phát triển nuôi tôm TC, STC. Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm TC, STC nhất là điện và thủy lợi; tăng cường công tác kiểm tra điều kiện nuôi tôm TC, STC theo Quyết định số 1874/QĐ-UBND ngày 10/11/2017 của UBND tỉnh Cà Mau ban hành quy định tạm thời điều kiện nuôi tôm TC, STC.

Ngân hàng Nhà nước tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện tốt việc cho vay tín dụng thông qua liên kết chuỗi giá trị theo quy định tại Điều 14, Nghị định 55/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn để tái sản xuất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *