Nghề hầm than đước ở Xóm Lò

Không biết từ khi nào, cái tên Xóm Lò đã gắn bó với vùng đất này. Nghề hầm than đước đã có từ lâu đời, nhưng vài năm trở lại đây, nghề này được đánh giá bền vững hơn. Không còn làm tự phát, riêng lẻ, mà người dân biết gắn kết lại với nhau, thành lập nên các HTX. Không chỉ cung ứng cho thị trường nguyên liệu dồi dào, đáp ứng được đơn hàng của các công ty, mà HTX còn giúp nâng thu nhập cho các xã viên. Trung bình mỗi tháng xã viên có thu nhập khoảng 6 triệu đồng. Nhân công làm nghề cũng kiếm được hơn 200 ngàn đồng/ngày, với việc chở đước nguyên liệu, “ra” than, “vô” than… Để một lò hầm cho ra được gần 10 tấn than, phải mất gần 2 tháng để: Chất đước vào lò, đốt lò, bí lò cho than chín, đưa hết than trong lò ra bên ngoài.

Các HTX hầm than ra đời, góp phần đẩy lùi được tình trạng hầm than lậu, đảm bảo trật tự an ninh tại khu vực. Xóm Lò đang từng bước tạo dựng thương hiệu trên vùng đất cực Nam của Tổ quốc, giải quyết được phần nhiều số lượng lao động tại địa phương.

Những lò hầm than có công suất 10 tấn than/lò cho ra đời loại than đước có chất lượng tốt.

Em Nguyễn Quốc Trạng, “lính mới” của lò than, cho biết: Dù cực nhưng vẫn cố gắng để học nghề, duy trì nghề của ông cha để lại”.

Những chiếc ghe chở đầy đước tấp nập ngày đêm, cung cấp nguyên liệu đảm bảo được sinh kế cho bà con ở Xóm Lò…

Lúc nào thiếu nhân công, bà Ngô Thị Cúc cũng xắn tay vào làm cho kịp ngày ra than, để cung ứng cho thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *