Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau làm “Cách mạng xanh” thời hội nhập

Một chiến lược nữa của Trung tâm là đưa cán bộ kỹ thuật, kỹ sư xuống từng xóm, ấp tập huấn cho người dân sản xuất lúa giống từ khâu làm đất, chăm sóc, xử lý sâu bệnh, thu hoạch…

Từ 7 nhân sự ban đầu, đến nay Trung tâm có hơn 50 kỹ sư nông nghiệp, kỹ thuật viên và công nhân. Kỹ sư Phạm Văn Mịch, Giám đốc Trung tâm, chia sẻ: “Đội ngũ làm công tác khoa học không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, bàn bạc, đề xuất chọn giống mới đưa vào khảo nghiệm, đồng thời liên kết với nhiều đơn vị làm công tác nghiên cứu khoa học nhằm “đi tắt đón đầu” sớm đưa nguồn giống đạt chuẩn, phù hợp về Cà Mau”.

Xuất phát từ nền tảng yếu, khi trước đó việc nghiên cứu chủ yếu phụ thuộc các trung tâm sản xuất giống, viện nghiên cứu, Trường Đại học Cần Thơ…, hiện Trung tâm đáp ứng gần 90% nhu cầu giống lúa cấp xác nhận và tương đương để gieo trồng trên vùng đất phèn, mặn của Cà Mau, chủ lực là lúa 2 vụ và lúa trên đất nuôi tôm. Trung tâm cũng đã nâng tầm kể cả số lượng và chất lượng, đa dạng về chủng loại phục vụ cho các hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ ở các vùng sản xuất trong tỉnh.

Đội ngũ làm công tác khoa học của Trung tâm không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, đề xuất chọn giống mới đưa vào khảo nghiệm.

Trại giống gia súc, gia cầm cũng chuyển biến mạnh. Ngoài việc phục tráng các giống gà địa phương chất lượng thịt ngon, kháng bệnh tốt, trại còn lai tạo và sản xuất với số lượng lớn gà sao, vịt xiêm, heo…

Một cái mới hiện nay là Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau đã có bao bì, nhãn mác cho các sản phẩm. Có “tên tuổi”, việc kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn, không những đáp ứng đủ nhu cầu trong tỉnh mà còn cung cấp sang các tỉnh trong khu vực. Hiện Trung tâm có 5 trại thực nghiệm được đầu tư gần 16 tỷ đồng; đầu tư 1 phòng kiểm nghiệm về giống cây, 1 trung tâm kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, vật tư nông nghiệp, hàng hóa thủy sản với trang thiết bị hiện đại. Tới đây sẽ xây dựng thêm phòng cấy mô với quy mô lớn.

Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ nên giảm chi phí sản xuất, chất lượng cây đảm bảo, tạo công ăn việc làm cho người dân xung quanh trại và lớn hơn nữa là phủ xanh cho nhiều diện tích đất, có lợi cho môi trường. Trại giống gia súc, gia cầm cũng chuyển biến mạnh, ngoài việc phục tráng các giống gà địa phương chất lượng thịt ngon, kháng bệnh tốt, trại còn lai tạo và sản xuất với số lượng lớn gà sao, vịt xiêm, heo…

Trung tâm đã sản xuất thành công giống tràm và keo lai rất phù hợp cho việc trồng rừng thâm canh.

Đặc biệt, ở lĩnh vực lâm nghiệp, hiện Trung tâm đã sản xuất thành công giống tràm và keo lai rất phù hợp cho việc trồng rừng thâm canh, có thể giúp người trồng rừng tăng năng suất gấp 5 lần và giảm thời gian trồng 3 lần.

Một chiến lược nữa của Trung tâm là đưa cán bộ kỹ thuật, kỹ sư xuống từng xóm, ấp tập huấn cho người dân sản xuất lúa giống từ khâu làm đất, chăm sóc, xử lý sâu bệnh, thu hoạch… gắn với bảo vệ môi trường.

Kỹ sư Phạm Văn Mịch, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau, phấn khởi: “Tới đây, Trung tâm sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ cho sự phát triển theo định hướng Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh; tập trung vào những giống cây trồng, vật nuôi được xem là lợi thế của Cà Mau, đặc biệt là giống lúa chịu mặn cao. Chúng tôi khuyến cáo bà con nuôi trồng nên chọn mua giống có nguồn gốc rõ ràng, được đăng ký nhãn hiệu của những cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng. Để có kết quả như ý, người dân phải “nghe” đúng và “làm” đúng”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *