Văn miếu Xích Đằng nơi tôn vinh nền học vấn phố hiến

Vòm cổng nghi môn nhìn ra sân Văn miếu và tòa chính. Khoảng sân này trước kia là nơi diễn ra các kỳ thi hương.

Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), triều Nguyễn cho xây dựng lại có quy mô như hiện nay. Toàn bộ khuôn viên Văn miếu có diện tích rộng gần 6ha, nhìn ra hướng nam, phía trước là Đầm Vạc, bên cạnh phía tây là Hồ Văn. Nhìn toàn cảnh kiến trúc công trình đồng bộ và liền mạch, gồm các hạng mục được bố trí liên hoàn: Tam quan, nhà tả vu, nhà hữu vu, tòa đại bái, trung từ và tòa hậu cung. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Văn miếu Xích Đằng là cơ sở hoạt động bí mật của Trung ương, Xứ ủy Bắc kỳ, Tỉnh ủy Hưng Yên. Văn miếu Xích Đằng là một trong 6 văn miếu tồn tại cho đến nay và cũng là một trong hai văn miếu lâu đời nhất (đứng sau Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội) của nước ta. Được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1992. Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng và 14 tháng 8 âm lịch, các chức sắc đầu tỉnh và nho sinh của toàn trấn Sơn Nam và tỉnh Hưng Yên tổ chức tế lễ, đồng thời thi bình văn.

Trong 9 tấm bia đá, thì 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), bia được còn lại lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên.

Chó đá trước cổng Nghi môn Văn miếu Xích Đằng.

Nghi môn Văn miếu Xích Đằng.

Ngày nay, mỗi khi nhắc đến Văn miếu Xích Đằng, người ta không chỉ nói đến một biểu tượng của đạo học một vùng mà còn nhắc tới một di tích lịch sử độc đáo, một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *