Đờn ca tài tử ở xứ Cà Mau

Ngẫu hứng ca tài tử trên Hòn Đá Bạc.

Đờn ca tài tử Nam Bộ – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, là loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng miệt vườn sông nước Nam Bộ, là sự kết hợp tinh tế – hòa quyện giữa tiếng đờn, lời ca và điệu diễn, vừa phản ánh tinh hoa văn hóa ngàn năm văn hiến của dân tộc, vừa mang những nét đặc trưng của người dân vùng đất phương Nam – cần cù, bình dị, chân thật, phóng khoáng, nghĩa hiệp, can trường nhưng rất đỗi nhân văn.

Sau những buổi lao động, bà con Ấp 6A, xã Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời) thư giãn, gắn kết thân tình qua giao lưu đờn ca tài tử.

Hòa chung sức sống của dòng chảy văn hóa dân gian đặc trưng miền sông nước, ở nơi xứ sở cuối trời Tổ quốc – đất mũi Cà Mau, dù nhịp sống hiện đại có biến thiên, đờn ca tài tử vẫn vững bền theo thời gian qua sợi dây kết nối tự tiếng lòng của người dân Cà Mau yêu lời ca, điệu đàn đúng chất người dân Nam Bộ.

Buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Đờn ca tài tử thị trấn Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời).

Di sản quý báu đờn ca tài tử luôn là niềm tự hào của người dân Nam Bộ nói chung, người dân Cà Mau nói riêng. Việc thực hành và trao truyền giá trị tinh thần này cho thế hệ tiếp nối, cũng như quảng bá rộng rãi đến bè bạn luôn được quan tâm.

Sinh hoạt tài tử tại gia đình Nghệ nhân Lương Quốc Sĩ (thị trấn Trần Văn Thời).

Tới đây, trong khuôn khổ sự kiện quan trọng “Tuẫn lễ Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau 2019” (diễn ra từ ngày 10 – 15/12) có hoạt động “Liên hoan giao lưu nghệ thuật”, loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử sẽ được Cà Mau giới thiệu, biểu diễn giao lưu cùng các loại hình nghệ thuật đặc sắc của các tỉnh bạn ở các vùng, miền đất nước – như nhịp cầu nối, góp phần lan tỏa hình ảnh và tình đất, tình người nơi đất mũi thân thương.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *