Liên kết hợp tác sản xuất nông nghiệp chủ lực bán đảo Cà Mau

Là vùng đất ngập ven biển, vùng bán đảo Cà Mau gồm các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang, một phần tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ, phù hợp nuôi trồng thủy sản, nhất là về con tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng). Tuy nhiên, do chưa có sự liên kết, nhất là về các điều kiện sản xuất nên hiệu quả mang lại chưa cao, vẫn còn tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các địa phương, dẫn đến phát triển kém bền vững.

Ông Trần Thanh Nam: “Liên kết là cần phải thống nhất về cơ chế, thống nhất giải pháp và cùng hành động, hướng đến sự chủ động trong mối quan hệ hợp tác sản xuất, chế biến thích ứng trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới. Tuy cùng nằm trong vùng bán đảo, nhưng mỗi địa phương có những thế mạnh khác nhau”.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử: “Lợi thế của vùng mang tính chủ lực tập trung vào cây lúa và con tôm. Song, do hạ tầng sản xuất chưa đảm bảo, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất chưa sâu nên hiệu quả sản xuất thiếu tính bền vững; tranh chấp giữa hai hệ sinh thái mặn – ngọt diễn ra…”.

Hội thảo nghe Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam nêu lên quan điểm liên kết tiểu vùng thông qua các dự án lớn trong thời gian tới, trong đó sẽ tiến tới xây dựng cống Cái Lớn, Cái Bé ở tỉnh Kiên Giang nhằm ngăn mặn, giữ ngọt; nạo vét các tuyến kinh nối mạng nhằm dẫn nước ngọt từ Sông Hậu về các tỉnh bán đảo Cà Mau, đặc biệt là tỉnh Cà Mau.

Bên cạnh đó là nêu những bất cập trong mối quan hệ liên kết, nhất là về cơ chế phối hợp, đồng thời nêu ra các giải pháp, tạo sự gắn kết, phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi theo từng hình thức sản xuất tại các địa phương; khai thác được thế mạnh nông sản đặc trưng, tăng cao giá trị hàng hóa cạnh tranh, hội nhập cùng khu vực cũng như thích ứng biến đổi khí hậu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *