Cà Mau: Hướng đến là trung tâm năng lượng tái tạo của khu vực

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), Cà Mau là tỉnh đầu tiên có chuyên đề riêng để xúc tiến việc phát triển năng lượng tái tạo. Với sự quan tâm này, hy vọng thời gian tới Cà Mau sẽ phát triển mạnh ngành công nghiệp mới này trở thành một mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở Cà Mau sau nuôi trồng thủy sản.

Nhận thức được tiềm năng, địa phương đang khẩn trương khai thác và phát huy. Đặc biệt là điện sinh khối, với lợi thế gần 90.000ha rừng sản xuất, hàng năm lượng gỗ khai thác khoảng 161.800m3, hơn 230m3 củi, do đó phế phẩm từ khai thác gỗ dồi dào, kết hợp lượng rác thải trên 67.500 tấn. Điện gió thì tiềm năng đến năm 2030 đạt khoảng 3.600MW, thuộc vùng 1 gồm các huyện: Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển; vùng 2 tổng công suất trên 1.320MW thuộc các huyện Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh.

Cà Mau quan tâm nghiên cứu, xem xét các dự án tái tạo nguồn năng lượng mà các doanh nghiệp giới thiệu.

Lãnh đạo Sở Công thương cho biết, đối với quy hoạch phát triển điện mặt trời thì các dự án nhà máy điện mặt trời nối lưới chủ yếu phát triển tại vùng ven biển, bãi bồi kết hợp với nhà máy điện gió; tiềm năng phát triển các nhà máy điện mặt trời nối lưới đến năm 2035 là khoảng 1.500MW và trong quy hoạch có 1 vị trí đó là xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

Ông Tô Hoài Dân, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý, chia sẻ: Trong nguồn năng lượng tái tạo thì điện gió được đánh giá là thân thiện với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Khi sử dụng điện gió, người dân không chịu thiệt hại do thất thu hoa màu hay tái định cư; đồng thời cũng không phải chịu thêm chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm.

Với tiềm năng sử dụng rừng hiện tại của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ thì bình quân hàng tháng có thể cung cấp trên 183.000 tấn gỗ và 37.000 tấn củi, đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào cho dự án điện sinh khối.

Một nguồn năng lượng tái tạo nữa là điện mặt trời trên mái nhà tại trụ sở các cơ quan, nhà xưởng, khu công nghiệp… với quy mô công suất khoảng 20 – 30 kWp cho một hệ thống. Và cuối cùng là điện sinh khối, với tổng công suất điện gỗ là 48MW, điện đốt rác tổng công suất 14MW. Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho rằng: Với tiềm năng sử dụng rừng hiện tại của Công ty thì bình quân hàng tháng cũng có thể cung cấp trên 183.000 tấn gỗ và 37.000 tấn củi, sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào cho dự án điện sinh khối. Tuy nhiên, ông Hiếu cũng lo lắng: Khi triển khai dự án sẽ có sự cạnh tranh về nhu cầu nguyên liệu; sẽ tác động đến môi trường, vì khi đốt các nguồn sinh thái sẽ phát ra khói bụi và gây ô nhiễm môi trường sống.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi nhấn mạnh: Trước mắt, các cấp, các ngành trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát, bổ sung, từng bước hoàn chỉnh quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo; có kế hoạch điều chỉnh mục đích sử dụng đất; ban hành, công khai quy trình đầu tư phát triển năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển các dự án, để sớm có những dự án đầu tư phát triển năng lượng tái tạo đi vào hoạt động.

Tháng 9/2016, Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý khởi công dự án điện gió Khai Long – Cà Mau (giai đoạn 1), tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Khi dự án hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ cung cấp 328 triệu KWh cho lưới điện quốc gia, góp phần thay đổi diện mạo vùng Đất Mũi – Cà Mau. Ảnh: THANH MINH

Theo quy hoạch, việc phát triển năng lượng điện gió của Cà Mau đến năm 2030 khoảng 3.600MW; tập trung ở các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Phát triển các nhà máy điện mặt trời nối lưới đến năm 2035 khoảng 1.500MW, chủ yếu tại vùng ven biển, bãi bồi, kết hợp với nhà máy điện gió như ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

Ngoài ra, Cà Mau cũng có tiềm năng phát triển điện mặt trời trên mái nhà. Về năng lượng điện sinh khối, theo quy hoạch, sẽ được thực hiện tại huyện U Minh với dự án điện gỗ và dự án điện rác tại hai huyện Cái Nước và U Minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *