Góp ý phản biện xã hội 2 dự thảo luật

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Dũng phát biểu tại Hội nghị.

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung 25 điều của Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13. Theo đó, những đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều, khoản cụ thể như sau: Bổ sung 4 điều luật (Điều 9: Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp; Điều 23: Về quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp; Điều 26a: Về thời hạn giám định; Điều 33a: Về đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp). Sửa đổi, bổ sung 5 điều luật (Điều 3: Về tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn, quy trình giám định; Điều 25: Về trưng cầu, giám định tư pháp; Điều 31: Về văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp; Điều 36: Về chi phí giám định tư pháp). Sửa đổi 18 khoản và 2 điều.

Về phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, đơn khởi kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. Đồng thời, Luật này không điều chỉnh và không loại trừ các hoạt động hòa giải, đối thoại đã được luật khác quy định.

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án góp phần giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các tranh chấp, khiếu kiện trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tại hội nghị, thảo luận xung quanh Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, các đại biểu cho rằng, để thực hiện tốt công tác hòa giải trong tố tụng thì cần làm rõ về thẩm quyền, tư cách địa vị pháp lý của những người thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các bên, hay trình tự thủ tục pháp lý. Thời gian chờ khá dài (2 tháng) đối với những trường hợp hòa giải không thành trước khi Tòa án thụ lý; cần làm rõ sẽ có cụ thể mấy phiên để hòa giải một vụ việc; về mối quan hệ giữa thẩm phán và hòa giải viên khi được phân công thực hiện vụ việc; chưa có quy định độ tuổi cụ thể đối với hòa giải viên…

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Dũng cho biết, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tiếp thu toàn bộ các ý kiến đóng góp của đại biểu và phản ảnh đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh để Đoàn phản ảnh đến Quốc hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *