“Lựa” trước khi “chọn”

Hiện nay, nhiều thanh niên trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư những mô hình sản xuất hiện đại theo chuẩn VietGAP, theo hướng nông nghiệp hữu cơ.

Nhiều lợi thế

Thời gian qua, tỉnh đã công nhận 19 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu với những mặt hàng đa số đều nằm trong danh mục phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh và hiện nay đang hoạt động ngày càng hiệu quả, được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước, giá bán khá ổn định ở mức cao.

Năm 2020 là năm đầu tiên Cà Mau bắt tay vào việc triển khai các nội dung của Đề án OCOP, đồng thời đây cũng là năm có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch giai đoạn 2018 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ đề ra. Theo Đề án OCOP, mục tiêu đặt ra đến năm 2020, tỉnh phải tiêu chuẩn hóa ít nhất 25 sản phẩm, dịch vụ hiện có. Công nhận, chứng nhận ít nhất 10 sản phẩm đạt 3 – 4 sao, phát triển, nâng cấp ít nhất 22 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử khẳng định: “OCOP là chương trình không thể thiếu cho sự thành công của đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Chính vì vậy, Chương trình OCOP phải lựa chọn sản phẩm đặc trưng của từng vùng, từng địa phương đáp ứng yêu cầu trong nước và mục tiêu xuất khẩu. Các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tất cả cán bộ, đảng viên và người dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu của Chương trình OCOP. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, lâu dài để huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng tham gia thực hiện”.

Theo kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP, Cà Mau sẽ tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tại các hội chợ, nhằm tìm kiếm đầu ra và thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm kết hợp với triển khai xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP; tăng cường phát triển các sản phẩm và nghiên cứu, nâng cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng cao.

Cà Mau đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP; tăng cường phát triển các sản phẩm và nghiên cứu, nâng cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.

Đầu tư phải tới nơi tới chốn

Để hoàn thiện hơn các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, đại diện các địa phương trong tỉnh kiến nghị: Chương trình OCOP cần gắn kết với các chuyên gia, các đơn vị tư vấn để tập huấn, đào tạo cho chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, cán bộ phụ trách kinh doanh của các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP trong phát triển sản phẩm; hướng dẫn quy trình thực hiện hoàn thiện bao bì, nhãn mác sản phẩm thông qua ghi nhãn hàng hóa, dán logo/tem nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đúng quy định và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thông tin sản phẩm, từ đó xây dựng uy tín và tạo niềm tin, sự an tâm của người tiêu dùng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cam kết: “Cà Mau sẽ lồng ghép và triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực nhằm hỗ trợ các địa phương xây dựng sản phẩm đặc trưng. Gắn kết Chương trình OCOP với các chương trình, dự án khác để hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực quản lý tổ chức sản xuất, hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao”.

Định hướng chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp theo tư duy mới, với sự thay đổi dần tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hình thành các liên kết sản xuất, mở rộng quy mô và xây dựng các hệ thống sản phẩm chủ lực của địa phương; kinh tế hộ nông thôn chuyển dịch theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Sản phẩm nông nghiệp tỉnh được định hướng sản xuất, phát triển và hoàn thiện theo tiêu chuẩn của Chương trình.

Sản phẩm đưa vào OCOP phải được lựa chọn sau cho phù hợp với tiềm năng cũng như lợi thế của từng địa phương.

Bên cạnh kết quả đạt được như đã nêu trên, chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng việc triển khai Chương trình OCOP ở tỉnh là tương đối chậm so với cả nước nói chung và các tỉnh ĐBSCL nói riêng (hiện nay, cả nước có 61/63 tỉnh, thành phố phê duyệt Đề án, Kế hoạch OCOP cấp tỉnh; 24/63 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm), nguyên nhân chủ yếu do đây là chương trình mới, trong quá trình xây dựng đề án của ngành chức năng và đơn vị tư vấn còn bị lúng túng, từ đó Đề án của tỉnh chậm được phê duyệt; nhận thức của cán bộ và người dân chưa đầy đủ, nhất quán về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của việc thực hiện Chương trình; sự phối hợp của các ngành chức năng và địa phương trong việc lựa chọn sản phẩm chủ lực để đưa vào Chương trình chưa chặt chẽ…

Thời gian qua, tỉnh chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện Đề án OCOP. Năm 2020 là năm đầu tiên Cà Mau bắt tay vào việc triển khai các nội dung của Đề án OCOP, đồng thời đây cũng là năm có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch giai đoạn 2018 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ đề ra. Thành công của Chương trình phụ thuộc rất lớn vào quá trình chuyển biến từ nhận thức thành hành động cụ thể, cũng như trách nhiệm trong điều hành, chỉ đạo của các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Vì vậy, công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình OCOP phải có trọng tâm, trọng điểm, trong đó lãnh đạo địa phương và người dân phải nhìn nhận rõ nét về thế mạnh, đặc trưng của sản phẩm chủ lực để định hướng chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp và khả thi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *