Một số công trình chưa phản ánh đầy đủ bức tranh lịch sử

Theo đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, công tác biên soạn lịch sử ở các ngành, địa phương được tăng cường, góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, góp phần vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng.

Qua 15 năm (2002 – 2017) thực hiện, công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống đã hoàn thành 57 công trình. Những nội dung các ấn phẩm phản ánh khá đầy đủ về bức tranh toàn diện hoạt động lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống của địa phương, đơn vị.

Song song đó, các hoạt động sưu tầm tư liệu, tài liệu bảo tồn hiện vật, quản lý trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử được quan tâm. Tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều công trình, trùng tu nhiều di tích lịch sử quan trọng: Hồng Anh Thư quán, Bến Vàm Lũng – đường Hồ Chí Minh trên biển, Chứng cứ tội ác chiến tranh – Biệt khu Hải Yến – Bình Hưng, Căn cứ Xứ ủy Trung ương Cục miền Nam. Đặc biệt, năm 2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích Quốc gia cho 25 địa điểm thuộc Xứ ủy Nam Bộ – Trung ương Cục miền Nam trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những thuận lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông Hồ Trung Việt nêu lên những khó khăn về công tác biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng trong 15 năm qua: Tài liệu lưu trữ không nhiều, nhân chứng hiểu biết về lịch sử giai đoạn trước năm 1975 hầu hết là lớn tuổi nên những câu chuyện họ kể trước và sau không giống nhau, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác này còn nhiều hạn chế, không được đào tạo bài bản, một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa nhận thức cao về vấn đề này…

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Bạch Đằng: Qua 15 năm triển khai thực hiện, nhìn chung công tác biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống của tỉnh đạt được những kết quả khả quan, qua đó nhận thức, vai trò đối với công tác này của cán bộ, đảng viên được nâng lên rõ rệt, nhất là trong các cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị.

Công tác thu thập tư liệu, trùng tu, tôn tạo được các cấp ủy quan tâm, đã có nhiều công trình được đầu tư trùng tu trên địa bàn tỉnh. Qua đó, làm phong phú thêm giá trị lịch sử nhất là góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức cho cán bộ đảng viên, tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Bạch Đằng nhận định: Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn như các cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, một số công trình chất lượng chưa cao, nội dung chưa sâu rộng, chưa phản ánh đầy đủ bức tranh lịch sử, lực lượng cán bộ làm công tác biên soạn còn mỏng…

Để công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đi vào chiều sâu, thời gian tới các cấp ủy đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát huy những thành tích đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, đúc rút kinh nghiệm đề ra những giải pháp hiệu quả nhằm thực hiện tốt công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống của địa phương, đơn vị theo tinh thần Chỉ thị số 20-CT/TW; phấn đấu đến năm 2020 biên soạn, xuất bản 20 ấn phẩm lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống.

Hoàn thành các công trình còn dở dang theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử truyền thống của tỉnh; tăng cường đầu tư kinh phí, đẩy mạnh trang thiết bị, cơ sở vật chất và tạo điều kiện thuận lợi công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, bố trí đủ cán bộ đủ năng lực, chuyên trách công tác lịch sử Đảng các huyện, TP. Cà Mau…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *