Xuôi dòng lịch sử quê hương!

Tinh thần chiến đấu kiên cường và anh dũng của quân và dân ta đã tạo nên những tượng đài bất tử với quê hương, với thời gian.Chặp cải lương “Một thuở bi hùng”, tác giả Đăng Minh, do các nghệ sĩ của Đoàn Cải lương Hương Tràm biểu diễn, tái hiện sự kiện thảm sát tại đồng Bàu Hang.

Các tác phẩm của các tác giả: Huỳnh Hồng, Lê Thanh Tịnh, Trịnh Thanh Phương, Nguyễn Sỹ Nhâm, Dương Chí Tâm, Nguyễn Trà Kha, đạo diễn Quốc Tín… mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem, khi xuôi dòng lịch sử quê hương từ những ngày chính quyền cách mạng còn non trẻ, người anh hùng Phan Ngọc Hiển đã ghi dấu ấn kiên gan đấu tranh bảo vệ non sông, mãi mãi bất tử; tái hiện sự kiện thảm sát tại đồng Bàu Hang (huyện Đầm Dơi) năm 1959, gây đau thương mất mát cho bao gia đình, minh chứng tinh thần chiến đấu kiên cường và anh dũng của quân và dân ta; ca ngợi sức mạnh đoàn kết của con người Cà Mau vượt qua gian khó, gầy dựng quê hương, biến vùng đất hoang sơ trở thành vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long…

Tiết mục ca múa “Phan Ngọc Hiển – sáng mãi tên anh” của tác giả Dương Chí Tâm và Thanh Hùng. TP. Cà Mau “… Đã khoác lên chiếc áo gấm hoa rạng rỡ muôn màu/ Đẹp sắc hồng tuổi xuân phơi phới…”, qua bài vọng cổ “Dấu ấn một chặng đường”, tác giả Huỳnh Hồng.

Qua bao biến đổi thời cuộc, người Cà Mau vẫn mãi một lòng tôn kính Bác, nguyện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ra sức lao động, học tập, làm việc… như lời bài ca cổ “Học ở Người” của tác giả Lê Thanh Tịnh: “Bác ơi! chúng con xin học ở Người những điều dung dị nhất như hoa trái trong vườn, như cây lúa đồng bưng…”.

Múa “Hương cốm”, thể hiện nét đẹp truyền thống của đồng bào Khmer. Tiết mục nhằm tri ân đối với cố biên đạo múa Ngọc Bích.Các chiến sĩ cách mạng đã không ngại hy sinh tình riêng, lên đường vì nghĩa lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *