Cà Mau sẵn sàng tiếp đón luồng đầu tư đến từ Nhật Bản

Theo đó, địa phương giới thiệu 4 nhóm đối tượng hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp: Cây dừa sáp, hạt cây sắn công nghiệp, than đước, nuôi tôm sạch theo công nghệ Nhật Bản và Khu du lịch “Công viên Nhật Bản” trên 40ha tại Phường 9, TP. Cà Mau.

Cà Mau có diện tích trồng dừa trên 7,3 nghìn hecta, chủ yếu dừa xiêm trồng lâu năm, năng suất và giá trị thấp.

Theo thông tin từ nhà đầu tư Nhật Bản, hiện nhu cầu sử dụng trái dừa sáp công nghiệp trong chế tạo các sản phẩm giá trị cao, nhất là dầu DO từ cơm dừa và than hoạt tính từ gáo dừa, xơ dừa tinh luyện làm thân máy bay… Hiện, phía Nhật Bản cần khoảng 18 nghìn hecta để trồng dừa sáp tại Việt Nam, cung cấp nguồn nguyên liệu sang Nhật.

Đối với Cà Mau, nếu việc xúc tiến thuận lợi, phía Nhật Bản sẽ cung cấp cây giống, chuyển giao công nghệ trồng thử nghiệm cây dừa sáp để chế biến xuất khẩu.

Đối với việc trồng cây sắn công nghiệp, sẽ trồng lấy hạt theo công nghệ Nhật Bản để chế biến sản phẩm công nghiệp.

Ông Ngô Chánh giới thiệu những sản phẩm chất lượng, giá trị kinh tế cao của Nhật Bản được sản xuất từ những sản phẩm nông nghiệp theo công nghệ Nhật Bản.

Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn khá lớn với trữ lượng khai thác hằng năm từ 700 – 800ha, khối lượng gỗ bình quân 80.000m³, khả năng mở rộng diện tích trồng rừng kinh tế là rất lớn. Phía Nhật Bản mong muốn sẽ xây dựng nhà máy chế biến than đước tại Cà Mau, sau đó xuất các sản phẩm được tạo ra từ than đước ra nước ngoài, gắn với đó phát triển du lịch nghề than đước tại địa phương.

Lãnh đạo tỉnh giới thiệu tiềm năng và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch và an toàn, đa dạng và nâng cao giá trị cạnh tranh sản phẩm; du lịch sinh thái Cà Mau có nhiều lợi thế, đặc biệt là du lịch biển đảo…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử (giữa) cùng lãnh đạo TP. Cà Mau giới thiệu thực địa điểm mời gọi đầu tư “Công viên Nhật Bản” tại Phường 9, TP. Cà Mau.

Cà Mau mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản tìm hiểu cơ hội đầu tư, hợp tác phát triển mang tính hài hòa giữa môi trường và lợi ích kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử hoan nghênh và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất tiếp đón các nhà đầu tư từ Nhật Bản vào địa phương. Có lòng tin về hợp tác này, Phó Chủ tịch tỉnh cho rằng với công nghệ của một nước tiên tiến, hiệu quả sản xuất sẽ thu được lợi nhuận cao. Từ đây người dân Cà Mau sẽ dần chuyển đổi sản xuất nông nghiệp công nghệ, theo nhu cầu phát triển của xã hội, mang lại hiệu quả đầu tư.

Đánh giá cao vai trò của ông Ngô Chánh – Tổng Giám đốc Công ty Công viên Đá Nhật Bản tại Việt Nam, nhất là việc kết nối các nhà đầu tư Nhật Bản vào Cà Mau trong tương lai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn ông sẽ là “đại sứ” cho Cà Mau trong giao thương, thu hút đầu tư với Nhật Bản. Ông Chánh vui vẻ nhận lời, hứa hẹn cam kết xúc tiến, tạo cầu nối kết chặt, mang lại hiệu quả tốt đẹp nhất, thành công, giúp Cà Mau có thêm nền tảng để phát triển nhanh…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *