U Minh: Còn nhiều bất cập trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm huyện U Minh: Các doanh nghiệp trên địa bàn chưa có ý thức phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về công tác lao động; chưa có giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp tư nhân mua bảo hiểm cho người lao động; việc tư vấn và giới thiệu việc làm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế, liên kết đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề chưa được mở rộng, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng lao động của cơ sở, doanh nghiệp; chất lượng đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn chưa mang lại hiệu quả…

Bà Ngô Ngọc Khuê phát biểu trong buổi làm việc với UBND huyện U Minh.

Trên địa bàn huyện có 157 doanh nhiệp tư nhân, nhưng chỉ có 74 doanh nghiệp đang hoạt động, với 370 lao động; trong đó, chỉ có 14 doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm cho 43 lao động.

Theo ông Phạm Khắc Ghi, Phó Giám đốc Sở Tài chính: Việc truyền nghề chưa sát với yêu cầu của thị trường, chưa đáp ứng của nhà máy và khu công nghiệp. Chính vì điều này, người lao động chưa thể tăng thu nhập. Một bất cập nữa là sau khi đào tạo, người lao động tự tìm việc làm sẽ không mang lại hiệu quả cao. Từ đó, làm lãng phí nguồn kinh phí mà không mang lại hiệu quả.

U Minh hiện có khoảng 60.000 lao động trong độ tuổi, số người tham gia lao động ở các lĩnh vực khoảng 58.500 người. Hàng năm, huyện đều tổ chức sàn giao dịch việc làm và bình quân giải quyết khoảng 175 lao động/năm.

Trước công tác đào tạo, truyền nghề như hiện nay, bà Ngô Ngọc Khuê yêu cầu đơn vị xem xét nên ngừng đào tạo những nghề không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu lao động, nhằm giảm chi phí và thời gian đào tạo.

Ngoài ra, còn một số vấn đề liên quan đến công tác đào tạo và giải quyết việc làm, đoàn ghi nhận, tổng hợp và trình lên UBND tỉnh trong thời gian tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *