Chủ động phòng bệnh, rồi mới đến chữa bệnh

Tại điểm cầu tỉnh Cà Mau, Giám đốc Sở Y tế, ông Nguyễn Văn Dũng chủ trì.

Tại Hội nghị, các đại biểu nghe hướng dẫn kỹ thuật về công tác giám sát, xử lý và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng. Hướng dẫn cập nhật phác đồ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết cho trẻ em và người lớn. Hướng dẫn thực hiện tiêm chủng an toàn và hướng dẫn xử lý, cấp cứu các trường hợp tai biến sau tiêm chủng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: “Thời gian này, thời tiết nóng bất thường và mưa nhiều nên nguy cơ dịch bệnh lây lan gia tăng. Vì vậy, ngành Y tế cần phải chủ động phòng bệnh, rồi mới đến chữa bệnh. Để làm được điều này, Bộ trưởng yêu cầu cần phải truyền thông chủ động phòng bệnh, an toàn tiêm chủng và cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị toàn ngành phải đặc biệt quan tâm đến công tác điều trị, nhất là việc dự phòng, an toàn ở các bệnh viện, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo”.

Sau hơn 30 năm triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng, với việc đạt và duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trên 95%, đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và bảo vệ thành công kết quả này từ đó đến nay.

Các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin tiêm phòng: Sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván… đã loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết và đang nỗ lực tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét, bệnh sởi, bệnh dại và khống chế bệnh rubella.

Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn; bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh, hoạt động phòng, chống chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng, ý thức tự phòng bệnh của người dân…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *