Huyện Trần Văn Thời: Giải phóng mặt bằng chưa có lối ra

Năm 2017, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện gặp khó khăn do thời tiết không thuận lợi. Toàn huyện có 7.156 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến; 810 ha nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh , mô hình nuôi tôm siêu thâm canh cho năng suất cao (60 tấn/ha), tỷ lệ thành công lớn nhưng vốn đầu tư nhiều nên việc nuôi mới phát triển chậm.

Diện tích cá đồng tự nhiên 14.965 ha; diện tích nuôi cá thâm canh 333 ha, trong đó nuôi cá bổi thương phẩm 217 ha, năng suất 20 tấn/ha. Nhiều mô hình : Cánh đồng mẫu lớn, hợp tác xã rau màu, hợp tác xã nuôi tôm phát triển bền vững và mang lại hiệu quả bền vững cho các địa phương trong huyện.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND huyện Sử Văn Minh chia sẻ nhiều khó khăn của huyện trong phát triển kinh tế, trong đó có tình trạng xâm nhập mặn ngày càng phức tạp nhưng hệ thống thủy lợi thì xuống cấp; nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất ngày càng cao. Tuyến đê biển Tây vướn 192 hộ chưa giải phóng mặt bằng được; tuyến Tắc Thủ – Vồ Dơi ra Đá Bạc vướng đất của Trại thực nghiệm Tây Nam Bộ chưa giải tỏa được do chưa được sự đồng thuận từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; một số hộ dân ở Nông trường 402 vẫn chưa thu hồi được đất phục vụ xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn.

Vàm Hòn Đá Bạc là nơi tàu thuyền trú đậu khi có bất thường của thời tiết, cần được quan tâm đầu tư thêm. Hiện nay, Cống Rạch Ráng đang bị đe dọa xâm nhập mặn, nguy cơ ảnh hưởng đến vùng ngọt hóa rất cao.

Trước nhu cầu cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi gần 7.000ha nhiều lãnh đạo sở, ngành cho rằng đúng chủ trương nhưng cần đắn đo, suy xét cho cẩn trọng do nhiều bất cập trong khâu quản lý, chuyển giao ứng dụng khoa học kỷ thuật, nước tưới mùa khô cho cây ăn trái….

Bí thư Huyện ủy Trần Văn Thời Nguyễn Quốc Thanh mong muốn ngành chức năng tăng cường công tác kiểm định về môi trường tại thị trấn Sông Đốc; hiện nay tình hình này vẫn chưa được cải thiện. Thị trấn Sông Đốc đang rất bức xúc và mong muốn được tỉnh đầu tư xây dựng nghĩa trang. Hạ tầng của các khu tái định cư vẫn còn trong tình trạng thấp kém, không đảm bảo cho người dân ở.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho rằng kiến nghị chuyển đổi cây trồng vật nuôi của địa phương là rất cần thiết, đồng thời lưu ý ngành chuyên môn theo dõi sao sát hệ thống công trình thủy lợi và các trạm bơm.

Hết sức quan tâm đến ý kiến của người dân trong xây dựng quy hoạch. Mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn; vấn đề “ liên kết ngang” bước đầu có hiệu quả nhưng chưa đồng đều; chúng ta cần cũng cố, nâng cao phát triển các hợp tác xã kiểu mới, xem đây là mô hình mẫu để phổ biến trên địa bàn.

Xung quanh công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình lớn do giải ngân của tỉnh nên các công trình này chưa có lối ra. Huyện cần tập trung đeo bám, tìm cách gỡ khó, báo cáo kịp thời để tỉnh cùng tháo gỡ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *