Nuôi tôm rừng hướng đến phát triển bền vững

Qua 2 năm thực hiện thí điểm Quyết định 111 của UBND tỉnh, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ trong hợp tác, liên kết xây dựng vùng nuôi tôm rừng, nên đến nay toàn tỉnh đã có 19.000ha tôm rừng, với 4.200 hộ được các tổ chức quốc tế chứng nhận. Từ đó, góp phần đưa con tôm của Cà Mau có mặt ở 90 quốc gia và vùng lãnh thổ được nhiều khách hàng quốc tế biết đến.

Mặc dù đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng trong quá trình phát triển diện tích tôm – rừng, vẫn còn một số khó khăn nhất định; trong đó nguồn tôm bố mẹ phụ thuộc vào nhập khẩu và đánh bắt tự nhiên; chất lượng khó kiểm soát, giá thành biến động; chất lượng tôm giống cũng thiếu ổn định dẫn đến rủi ro về dịch bệnh; mức độ áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật còn thấp; giá thành sản xuất tôm còn cao; nhất là quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết.

Bên cạnh khó khăn trong phát triển tôm – rừng thì sau thời gian thực hiện thí điểm Quyết định 111 của UBND tỉnh cho thấy một số điều khoản còn bất cập. Hội thảo lần này sẽ ghi nhận nhiều ý kiến thiết thực để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử khẳng định: Mục đích chính của việc thực hiện Quyết định 111 của UBND tỉnh là phát triển mô hình tôm rừng theo hướng bền vững. Qua 2 năm thực hiện, tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng cho thấy vẫn còn một số bất cập liên quan đến thể chế, các yếu tố về kỹ thuật để tăng năng suất. Và vấn đề quan trọng là tạo được chuỗi liên kết trong thực hiện mô hình tôm – rừng.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho Tổ chức phát triển Hà Lan và các thành viên tham gia Dự án “Phục hồi rừng ngập mặn, dựa vào nuôi tôm bền vững và giảm phát thải” (Dự án MAM). Dự án đã hỗ trợ trồng và Phát triển rừng ngập mặn thông qua chứng nhận tôm sinh thái mang lại giá trị cho tôm nuôi và duy trì ít nhất 50% diện tích rừng bao phủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *