Cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị chức năng có liên quan triển khai thực hiện công tác kiểm kê, đánh giá thực trạng hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh, tính toán cân bằng nước phục vụ sản xuất. Qua đó đề xuất các giải pháp phòng, chống thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với thực tiễn nguồn nước, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường năng lực sản xuất thích ứng với hạn mặn trong mùa khô năm 2020 – 2021 và những năm tiếp theo.

Chuyển đổi giống lúa ngắn ngày

Trên cơ sở rà soát hệ thống thủy lợi, cân đối nguồn nước và rà soát quy hoạch sản xuất, tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch sản xuất (chủ động nghiên cứu để tích hợp vào quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch), mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp (chuyển đổi từ trồng lúa ở vùng thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước sang cây trồng cạn thích họp).

Nghiên cứu, điều chỉnh kế hoạch sản xuất vụ lúa đông xuân năm 2020 và những năm tiếp theo, trong đó lưu ý giải pháp chuyên đổi từ giống lúa dài ngày sang giống lúa ngắn ngày, phù họp với điều kiện sản xuất của địa phương và nhu cầu thị trường tiêu thụ.

Cần chủ động chuyển đổi giống lúa ngắn ngày nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn. Ảnh: Thực tế, giống lúa mùa Một Bụi Đỏ có thời gian sinh trưởng dài ngày nên đã bị thiệt hại khi độ mặn trên đồng lúa – tôm tăng cao.

Tích trữ nước ngọt, sử dụng lâu dài trong mùa khô

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, TP. Cà Mau tiếp tục triển khai các biện pháp cần thiết để chủ động nguồn nước. Theo đó, nghiên cứu, đề xuất quy hoạch hệ thống ô thủy lợi, trạm bơm, cống, nạo vét kênh mương, lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến, quy hoạch trữ nước trong các ao hồ, kênh rạch,…. để chủ động nguồn nước sử dụng trong thời kỳ cao điếm hạn hán, xâm nhập mặn.

Hướng dẫn các hộ dân vùng khó khăn nước sạch, về lâu dài nên đào ao, giếng, trang bị bồn chứa, túi chứa,… để tích trữ nước ngọt vào mùa mưa, sử dụng trong mùa khô, đặc biệt tại các khu vực gặp khó khăn về nguồn nước ngầm.

Đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào khai thác các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt để sử dụng vào mùa khô, nhất là các vùng thiếu nước. Song song đó phối hợp với Ban Quản lý dự án ODA và NGO để xúc tiến hồ sơ, thủ tục, sớm triển khai đầu tư xây dựng hồ chứa nước ngọt khu vực U Minh Hạ đúng tiến độ, sớm đưa vào khai thác phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phòng cháy, chữa cháy rừng. Tăng cường công tác kiểm tra, duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi; đồng thời xây dựng kế hoạch vận hành phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo yêu cầu về trữ nước trong mùa mưa, chống xâm nhập mặn trong mùa khô.

Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục đề xuất Trung ương sớm triển khai dự án cấp nước ngọt từ sông Mê Kông về các tỉnh ven biển để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất tại Cà Mau gặp rất nhiều khó khăn do chủ yếu chỉ có nguồn nước mưa.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, TP. Cà Mau rà soát, nâng cấp, mở rộng các hệ thống nước nối mạng tại những khu vực cần thiết, đặc biệt tại những vùng thiếu nước ngầm, khó tiếp cận nguồn nước. Đối với những nơi không mở rộng được hệ thống nước nối mạng, khẩn trương triển khai các biện pháp chứa nước tạm thời (bồn chứa, bể chứa, túi chứa,…); vận chuyển nước từ nơi khác đến để kịp thời phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Phối hợp với các địa phương, đơn vị chức năng có liên quan rà soát, đề xuất nguồn lực, để xử lý khẩn cấp các công trình cấp nước tại những nơi cần thiết nhằm phục vụ sinh hoạt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *