Đất rừng “nở hoa”

Ngoài mô hình trồng chuối, dừa xiêm lùn… thì củ lùn đang “bén duyên” với vùng đất phèn và cho lợi nhuận rất cao.

Toàn xã có 7/18 ấp thuộc lâm phần, với hơn 4.650ha. So với trước đây (nhiều hộ dân phải chọn cách bỏ rừng để đi xứ khác làm ăn vì không chịu được cảnh nghèo khó), thì hiện nay những hộ dân sống dưới tán rừng tràm của vùng đất U Minh lại có thu nhập ổn định, vì họ biết tận dụng lợi thế bờ bao trồng cây ăn trái, biết áp dụng khoa học – kỹ thuật để phát triển mô hình đa cây – đa con cho thu nhập cao, nhằm “lấy ngắn nuôi dài”, mang lại kết quả.

Ông Phong cho biết, những hộ trên vùng lâm phần sản xuất chuyên canh cây – con nước ngọt, đây là điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển kinh tế. Ngoài cây keo lai và cây tràm từ 4 – 5 năm cho thu hoạch từ 150 triệu đồng/ha, mỗi hộ có từ 6 – 7ha rừng thì còn trồng xen canh cây lúa. Xung quanh rừng phòng hộ người dân trồng đa dạng cây – con, dưới kênh mương bà con thả nuôi cá đồng.

Vườn quýt của bà In đã cho đợt trái đầu tiên, đánh dấu sự thành công của những nông dân quyết tâm không lùi bước trước khó khăn. Với giá 30 ngàn đồng/kg. Ước tính vườn quýt cho thu nhập trên 100 triệu đồng trong vụ đầu tiên.

Ông Phong nhẩm tính: “Thu nhập từ hoa màu, cây ăn trái, chuối, dừa… các loại thì các hộ dân sống trên đất lâm phần thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng. Bình quân mỗi hộ thu nhập từ 180 – 200 triệu đồng/năm, chưa kể đến thu nhập từ tràm và cây keo lai”.

Chính nhờ ý thức vươn lên thoát nghèo từ các hộ dân đã giúp cho xã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo và vươn lên khá giàu bền vững; giữ vững chuẩn các tiêu chí đã đạt được.

Trước đây, ấp An Phú là ấp tái định canh định cư, theo kế hoạch ban đầu, có trên 400 hộ về đây sinh sống nhưng do điều kiện khó khăn về sản xuất và sinh sống nên chỉ có 103 hộ về “bám trụ”. Gần 15 năm vượt khó trên vùng đất phèn, hiện nay đã có nhiều mô hình kinh tế phát triển.

Ông Phong cho biết thêm: “Bên cạnh các mô hình kinh tế như trồng củ lùn, bồn bồn thì 5 năm trở lại đây, nhiều hộ đã biết ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, phát triển trồng thêm cam, quýt đem lai nguồn thu nhập cao”.

Không đầu hàng số phận, nhiều hộ dân trên địa bàn Ấp 17 chủ động nuôi rắn ri cá cho thu nhập cao. Ban đầu chỉ có 1 hộ nuôi, đến nay đã có trên 10 hộ thành công và đã thành lập được tổ hợp tác nuôi rắn ri cá. Đây được xem là mô hình mới, giúp người dân dưới tán rừng có thêm thu nhập ổn định.

Vườn quýt hơn 1.500 gốc của bà Phạm Thị In (ấp An Phú) đang cho trái đầu mùa, nhìn những cành cây trĩu quả ít ai nghĩ rằng trước đây vùng đất này từng là vùng đất bị nhiễm phèn nặng, người dân gần như “bó tay”, nhưng nhờ quyết tâm bám đất mà cây quýt đã có thể sinh sôi, phát triển trên vùng đất này. Bà In bộc bạch: “Cứ cải tạo tới hoài, vừa tìm hiểu kỹ thuật, vừa học hỏi kinh nghiệm, chứ đất mình ở đây mình không ở, không sản xuất thì biết đi đâu”. Qua 5 năm thực nghiệm, đất không phụ công người, vườn cây ăn trái của bà In đã cho đợt trái đầu tiên, mở ra hướng đi bền vững cho những hộ dân trên vùng đất nhiễm phèn.

Trên những mảnh đất khô cằn, nhiễm phèn đang bừng lên sức sống mới, những mô hình kinh tế mới đang len lỏi vào những cánh rừng tràm bạt ngàn, tạo nên làn gió mới trong sản xuất, từng bước giúp người dân dưới tán rừng vươn lên “đổi đời” và làm giàu chính đáng, cùng với địa phương xây dựng quê hương càng thêm giàu đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *