Gỡ “gánh nặng” cho doanh nghiệp từ cải thiện Chỉ số chi phí không chính thức

Lắp đặt camera giám sát tại nơi tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính – Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Không phải đương nhiên mà PCI đưa “Chỉ số chi phí không chính thức” làm mục tiêu đánh giá, xếp hạng PCI. Đây là loại chi phí vô hình mà các doanh nghiệp (DN) phải gánh chịu. Chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm, làm cho giá sản phẩm tăng cao và không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Lợi thế luôn thuộc về DN nào bỏ ra chi phí không chính thức nhiều hơn. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng, triệt tiêu sự cạnh tranh, làm biến dạng quy luật cạnh tranh bình đẳng của các thành phần kinh tế. Lĩnh vực mà DN thực hiện phải tốn kém nhiều nhất khoản chi phí không chính thức, đó là: Xin cấp giấy phép đầu tư; liên quan đến dịch vụ; tham gia đấu thầu; hoạt động giám sát tuân thủ của DN (thanh tra, kiểm tra…)… Mức độ, quy mô chi trả khoản chi phí không chính thức phụ thuộc vào mức độ phức tạp đối với thủ tục hành chính hay giá trị lợi ích sản phẩm và mức độ lợi nhuận mà DN đang hướng tới.

Việc giám sát các DN tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động là cần thiết và không thể thiếu. Tuy nhiên, việc kiểm tra, thanh tra, giám sát… không lộ trình, không cơ chế phối hợp đồng bộ, thực hiện theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, dẫn đến thực trạng mỗi năm DN phải dành quá nhiều thời gian và chi phí đón tiếp, làm việc với các đoàn kiểm tra, thanh tra… từ phường, xã; chính quyền cấp huyện; sở, ngành tỉnh với nhiều cơ chế ràng buộc. Nếu không có cơ chế kiểm soát đồng bộ sẽ làm cho DN gặp khó khăn và dẫn đến rối loạn cơ chế kiểm soát. Nguyên nhân chính của việc các DN chấp nhận những khoản chi phí không chính thức là do tâm lý muốn nhanh được việc và do thái độ làm việc của một số cán bộ, công chức cố tình gây nhũng nhiễu, làm khó DN.

Những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đã có nhiều cố gắng đưa ra những cơ chế chính sách nhằm kịp thời hỗ trợ DN trong quá trình hội nhập. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ của tỉnh đối với DN thông qua các kênh thông tin; đổi mới, đa dạng hóa hình thức tư vấn, trợ giúp pháp lý cho công nhân lao động; đào tạo, trợ giúp nguồn nhân lực và hỗ trợ tuyển dụng lao động; hỗ trợ DN nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và đổi mới công nghệ; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường… 

Để tạo thuận lợi hơn nữa cho các DN, tỉnh đã thực hiện đa dạng hóa các quan hệ hợp tác, cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện các cơ chế ưu đãi đầu tư và thu hút được vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau. Năm 2018 và những năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục chọn công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện… 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *